Thứ Năm, 24/04/2025, 18:28 (GMT+7)
Giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đang là vấn đề lớn đặt ra đối với nhân loại, mà trước hết và trực tiếp là các quốc gia có biển. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước về Luật Biển năm 1982) đã xác lập nghĩa vụ chung về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều 194 (Khoản 1) của Công ước nêu rõ: “Các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, dù nó bắt nguồn từ đâu…”. Về vấn đề này, Luật Biển Việt Nam, Điều 35 quy định: “1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển. 3. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam”.
Đề cập việc xử lý các vi phạm liên quan đến giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, Công ước về Luật Biển năm 1982, Điều 220 (Khoản 1) nhấn mạnh: “Khi một chiếc tàu tự ý có mặt trong một cảng hay ở một công trình cuối cùng ngoài khơi với điều kiện tuân thủ Mục 7, quốc gia có cảng có thể khởi tố về bất kỳ vi phạm nào đối với các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng Công ước hay theo đúng các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, nếu vụ vi phạm xảy ra trong lãnh hải hay trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình”. Quá trình xử lý vi phạm, ngoài việc tuân thủ các thủ tục thích hợp đã được đặt ra qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tàu thuyền bị xử lý có thể thỏa thuận nhằm bảo đảm tôn trọng các nghĩa vụ liên quan bằng việc nộp tiền bảo lãnh hay ký gửi một khoản bảo đảm tài chính thích hợp khác, nếu quốc gia ven biển có bị các thủ tục đó ràng buộc để cho phép con tàu đó tiếp tục cuộc hành trình. Cụ thể hóa của Công ước, Luật Biển Việt Nam, Điều 35 còn quy định: “4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật. 5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHXN Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, quy định về Giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển của Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước về Luật Biển năm 1982.
Văn Doanh thực hiện
Tài nguyên,môi trường biển
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU 24/04/2025
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 14/04/2025
Vùng 2 Hải quân xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển vững chắc 20/03/2025
Vùng 5 Hải quân đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng 13/03/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm 27/02/2025
Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học 13/02/2025
Vùng Cảnh sát biển 1 nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới 06/02/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tích cực đấu tranh chống khai thác IUU 16/01/2025
Bốn trọng tâm trong xây dựng Vùng Cảnh sát biển 3 vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 06/01/2025
Gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024 12/12/2024
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU