Thứ Bảy, 23/11/2024, 11:23 (GMT+7)
Nước ta có vùng biển rộng, bờ biển dài (hơn 3.260 km), tiếp giáp Biển Đông ở cả ba phía: Đông, Nam và Tây Nam. Hơn thế nữa, vùng biển Việt Nam còn có các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê, hằng năm, tổng lượng hàng hóa vận chuyển trên các tuyến hàng hải của Việt Nam ước đạt trên 50 triệu tấn/năm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cùng với những thời cơ, thuận lợi về thương mại, đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển, tình hình vi phạm pháp luật ở vùng biển nước ta cũng diễn biến hết sức phức tạp, nhất là sự gia tăng hoạt động của các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường biển,… cùng các tai nạn, sự cố trên biển. Để tạo cơ sở pháp lý duy trì an ninh, trật tự trên các vùng biển, cùng với các quy định khác của pháp luật, Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (Điều 10) quy định những hành vi sau, được coi là vi phạm an toàn, an ninh, trật tự trên biển:
“1. Hành vi gây phương hại hoặc đe dọa phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia;
2. Hành vi vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật;
3. Hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải;
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm;
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép;
6. Gây ô nhiễm môi trường;
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển”.
Đây là các quy định cụ thể nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên vùng biển nước ta; phù hợp với luật pháp Việt Nam, thông lệ quốc tế; là cơ sở pháp lý để các cơ quan, lực lượng chấp pháp thực thi trong thực tiễn, góp phần tăng cường an ninh, an toàn hàng hải, phục vụ đắc lực sự phát triển của đất nước.
VĂNDOANH thực hiện
Biển đảo Việt Nam,
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An 14/11/2024
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo 07/11/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU 24/10/2024
Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển 17/10/2024
Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 27/09/2024
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 23/09/2024
Đoàn Đặc nhiệm số 2 nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển 19/09/2024
Lữ đoàn 131 thi đua thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 09/09/2024
Đôi nét về tiềm năng phát triển của cảng Cái Lân 28/08/2024
Lữ đoàn Đặc công 126 tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 12/08/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An