QPTD -Thứ Năm, 19/02/2015, 01:35 (GMT+7)
Binh chủng Thông tin liên lạc nâng cao năng lực quản lý, khai thác, làm chủ khí tài, trang bị

Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, làm chủ khí tài, trang bị thông tin là vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho hệ thống thông tin luôn vận hành ổn định, vững chắc trong mọi tình huống. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết đối với tiến trình xây dựng Binh chủng hiện đại.

Thượng tướng Trương Quang Khánh và đại biểu các đơn vị tham quan
Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao (Ảnh: qdnd.vn)

Để đáp ứng yêu cầu tiến thẳng lên hiện đại, những năm qua, Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) đã tích cực đổi mới, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin (HTTT) quân sự ở cả 3 cấp: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Cán bộ, chiến sĩ Binh chủng luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, duy trì ổn định cả HTTT cố định và thông tin cơ động (TTCĐ), tạo thế vu hồi vững chắc và nâng cao tính độc lập của HTTT quân sự, bảo đảm TTLL kịp thời, thông suốt phục vụ Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và các nhiệm vụ đột xuất khác.

Là binh chủng kỹ thuật, lực lượng TTLL được đầu tư, trang bị nhiều phương tiện mới, tiên tiến để tiến thẳng hiện đại. Điều đó tạo cơ sở, bước ngoặt trong công tác bảo đảm TTLL cho các nhiệm vụ, làm thay đổi toàn bộ HTTT quân sự từ cơ sở hạ tầng đến khí tài, trang bị (KTTB) thông tin. Theo đó, Binh chủng đã chỉ đạo triển khai xây dựng các dự án, công trình TTLL trọng điểm1, bảo đảm đúng định hướng, quy hoạch phát triển hệ thống theo lộ trình thực hiện “Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn 2011 - 2020”; triển khai lắp đặt đồng bộ mạng truyền dẫn Viba số, tổng đài điện tử kỹ thuật số. Đến nay, 100% đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch và Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành phố, các sư đoàn, vùng Hải quân, 97% các trung đoàn, lữ đoàn trong toàn quân đã được “số hóa” HTTT quân sự. TTLL bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, TTCĐ được đầu tư, đổi mới căn bản. Binh chủng đã triển khai lắp đặt và đưa vào khai thác các tổng trạm TTCĐ cấp chiến lược và hệ thống xe tổng trạm TTCĐ cấp chiến dịch; phát triển và khai thác có hiệu quả mạng truyền số liệu quân sự, kết nối mạng máy tính toàn quân, làm nền tảng cho việc thực hiện tự động hóa chỉ huy ở các cấp. Đặc biệt, Binh chủng tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nghiên cứu các giải pháp chống tác chiến mạng, bảo đảm an toàn HTTT quân sự và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, điều hành mạng viễn thông quân sự, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Mạng lưới truyền dẫn, chuyển mạch tốc độ cao, hệ thống đường trục, đường nhánh phát triển rộng khắp đến các địa bàn trọng điểm, tạo sự kết nối đồng bộ giữa HTTT thường xuyên và TTCĐ, bằng các phương thức liên lạc đa dịch vụ: thoại, báo, fax, truyền hình, truyền ảnh, truyền số liệu, v.v.

Các đơn vị trong Binh chủng duy trì nghiêm chế độ, quy trình bảo quản, bảo dưỡng các trang bị, kỹ thuật (TBKT) thông tin; hoàn thành bảo dưỡng cấp 2 cho 100% trạm thông tin kỹ thuật số; củng cố, nâng cấp các cơ sở bảo đảm kỹ thuật (BĐKT), kho thông tin chiến lược, phòng LAB, trạm sửa chữa của các đơn vị trực thuộc và toàn quân. Công tác bảo đảm an toàn mạng lưới thông tin, an toàn các cơ sở kỹ thuật và an toàn giao thông có tiến bộ vững chắc, Binh chủng được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 50 Bộ Quốc phòng đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác BĐKT. Cùng với đó, Binh chủng luôn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông kết nối các phương tiện thông tin tạo thành mạng thông tin mạch vòng, tăng độ vững chắc trên các khu vực và toàn hệ thống, tạo bước chuyển đổi căn bản về chất cho HTTT quân sự, bảo đảm TTLL thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống với tỷ lệ liên lạc tốt từ 99,5% đến 100%. Đáng chú ý là, các dự án, công trình thông tin đều do cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của Binh chủng nghiên cứu, ứng dụng, thi công, quản lý, điều hành, khai thác, làm chủ về công nghệ, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài, vừa bảo đảm bí mật quân sự, bí mật quốc gia, vừa tiết kiệm ngân sách quốc phòng.

Những kết quả đó thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên CMKT toàn Binh chủng, đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của Bộ đội TTLL trong giai đoạn vươn lên làm chủ KTTB, nhất là KTTB thông tin thế hệ mới, hiện đại. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm TTLL đòi hỏi ngày càng cao, ở một số đơn vị còn tồn tại những hạn chế, bất cập, nhất là việc chấp hành quy định trong quản lý, khai thác HTTT chưa triệt để; thực hiện quy trình bảo dưỡng, khắc phục sự cố và can thiệp vào HTTT chưa đúng quy định. Công tác phối hợp, hiệp đồng trong bảo đảm TTLL, tuần tra bảo vệ an toàn tuyến cáp chưa chặt chẽ, v.v.

Để khắc phục những hạn chế đó và nâng cao năng lực quản lý, khai thác, làm chủ KTTB thông tin, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Binh chủng đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đến BĐKT, bảo đảm trang bị; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong điều kiện các doanh nghiệp viễn thông chi phối cả về cơ chế thu hút và chính sách đãi ngộ, Binh chủng tập trung triển khai nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên CMKT, nhất là số có trình độ, tay nghề cao. Cán bộ, nhân viên CMKT luôn được chú trọng bồi dưỡng cả về phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực công tác và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cơ sở để khai thác, sử dụng có hiệu quả KTTB, nhất là KTTB thông tin thế hệ mới. Hiện nay, yêu cầu hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ sĩ quan thông tin không chỉ có kiến thức, mà quan trọng hơn chính là kỹ năng (tập trung vào các kỹ năng về phần mềm, ngoại ngữ, CNTT và công nghệ mới). Theo đó, Binh chủng sẽ tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên CMKT về KTTB mới; thường xuyên tổ chức hội thi, hội thao và khuyến khích, động viên cán bộ tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ; lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tiếp thu công nghệ ở nước ngoài và liên kết với doanh nghiệp bưu chính viễn thông để học hỏi kinh nghiệm về đầu tư, quản lý KTTB, nhất là khí tài thế hệ mới, công nghệ cao. Đối với các đơn vị, trên cơ sở đội ngũ cán bộ, nhân viên CMKT nòng cốt đã được xây dựng ở cấp chiến lược, chiến dịch, Binh chủng chỉ đạo tiếp tục phát triển, nhân rộng lực lượng nòng cốt ở cấp chiến thuật (sư đoàn, Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành phố, các đơn vị Hải quân đến cấp hải đội), sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công tác kỹ thuật của các đơn vị.

Để đội ngũ cán bộ, nhân viên CMKT đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, Binh chủng tập trung đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo trong các nhà trường, đơn vị theo hướng đổi mới nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp huấn luyện, đào tạo; kịp thời cập nhật những thành tựu mới trên lĩnh vực CNTT, điện tử viễn thông, tin học vào tổ chức bảo đảm TTLL. Hiện nay, Trường Đại học TTLL được Bộ Quốc phòng đánh giá là đơn vị đi đầu trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ vào quá trình dạy - học. Binh chủng yêu cầu Trường Đại học TTLL và Trung tâm Kỹ thuật thông tin công nghệ cao phải lựa chọn các công nghệ tiêu biểu (công nghệ phần mềm, công nghệ phần cứng, công nghệ kết nối (truyền thông), công nghệ bảo mật an toàn thông tin…), phát huy thế mạnh đã có trong lĩnh vực phần cứng, kết nối để biên soạn giáo trình phục vụ việc phổ cập cho các đối tượng. Đối với công nghệ phần mềm, công nghệ bảo mật an toàn thông tin, Binh chủng yêu cầu các đơn vị phải tích cực nghiên cứu để nhanh chóng tiếp cận, làm chủ, tiến tới “phổ cập hóa” cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan toàn Binh chủng. Các đơn vị khẩn trương xây dựng, hoàn chỉnh hạ tầng BĐKT, làm cơ sở để xây dựng chương trình huấn luyện chiến đấu, giúp đội ngũ cán bộ, sĩ quan nâng cao trình độ, nhất là trình độ khai thác, sử dụng, làm chủ KTTB thông tin thế hệ mới.

Sự phát triển mang tính bước ngoặt của thông tin theo hướng “lấy mạng là trung tâm”, “mạng in-ter-net làm tham chiếu” làm cho cấu trúc thông tin thay đổi, chuyển từ điện thoại truyền thống sang mở rộng ứng dụng thoại IP (In-ter-net Protocol) tích hợp được dịch vụ truyền hình, truyền ảnh,… trên nền tảng mạng truyền số liệu quân sự và tất cả được số hóa, nên yêu cầu đặt ra đối với Binh chủng trong những năm tới phải thay đổi về căn bản, đáp ứng yêu cầu kết nối của TTLL với hệ thống điều khiển vũ khí, ra đa, tên lửa, v.v. Điều đó cũng đặt ra đối với công tác nghiên cứu khoa học và đang được Binh chủng triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ khoa học nghệ thuật tổ chức TTLL quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự đến khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đến nay, toàn Binh chủng có 15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 76 đề tài cấp Bộ, 125 đề tài cấp Binh chủng, 70 đề tài cấp cơ sở và 1.447 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn có giá trị cao, như: Xây dựng mô hình tổ chức, bảo đảm TTLL chống bạo loạn lật đổ; Xây dựng mạng truyền số liệu cấp chiến dịch trên hệ thống điện thoại quân sự; Tổ chức bảo đảm TTLL trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và các đảo ven biển, v.v.

Cùng với đó, Binh chủng thực hiện tích cực việc đổi mới phương thức BĐKT. Thực tế trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua, phần lớn TBKT của Binh chủng qua nhiều năm khai thác đã xuống cấp, nguồn vật tư thay thế khan hiếm trong khi điều kiện ngân sách công tác kỹ thuật hạn hẹp. Trước tình hình đó, Binh chủng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về vai trò, tầm quan trọng của công tác BĐKT, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất nước. Đối với các TBKT thông tin truyền thống, Binh chủng xây dựng lộ trình, kế hoạch sử dụng một cách hợp lý; duy trì nghiêm việc phân cấp sửa chữa, quy trình khai thác, bảo quản, bảo dưỡng nhằm kéo dài và nâng cao tuổi thọ. Đối với các KTTB thông tin công nghệ cao, cùng với việc biên soạn, biên dịch gần 300 tài liệu quy trình khai thác, BĐKT cho khí tài thế hệ mới, Binh chủng tích cực nghiên cứu, chế tạo vật tư kỹ thuật chuyên dụng thay thế tương đương; nghiên cứu chế thử, sản xuất nhiều loại trang bị thông tin công nghệ cao đưa vào khai thác có hiệu quả. Thành công nổi bật trong đổi mới phương thức BĐKT là đã kết hợp chặt chẽ giữa BĐKT tại chỗ và cơ động theo hướng phân cấp. Ngoài việc đầu tư xây dựng lực lượng BĐKT ở 3 cấp: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, Binh chủng còn thành lập các tổ BĐKT cơ động, tập trung đầu tư chiều sâu TBKT công nghệ hiện đại, chuyển các nhà máy từ nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu sang tiếp nhận chuyển giao công nghệ và nghiên cứu sản xuất, chế tạo là chính.

Xu hướng phát triển về CNTT, điện tử viễn thông đang đặt ra một số yêu cầu rất cao, đòi hỏi Binh chủng phải chủ động hội nhập, trước hết là hội nhập trong khối ASEAN và sẵn sàng hội nhập khu vực và thế giới. Theo đó, Binh chủng sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn

Thiếu tướng LÊ BÁ TẤN, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh chủng
_________________

1 - Binh chủng hoàn thành việc triển khai tuyến đường trục cáp quang quân sự (1A) trên đường điện lực 500KV dài 1.800 km; đường trục cáp quang quân sự Bắc Nam (1B) dọc hành lang an toàn đường sắt dài 1.800 km; đường trục cáp quang (QB) dài 1.900 km và các tuyến cáp quang đi các tỉnh, thành phố trong cả nước dài hơn 3.000 km với 81 trạm cáp quang.

2 - MCIP: Chương trình hợp tác tương tác TTLL đa quốc gia.

Ý kiến bạn đọc (0)

Chiến thắng 30 tháng Tư - ý nghĩa to lớn, giá trị vững bền
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước trước đây, cũng như trong lịch sử cận đại của dân tộc, có những sự kiện lịch sử diễn ra như một tất yếu, càng thêm thời gian càng thấy rõ hơn và nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa trọng đại, giá trị vững bền của sự kiện đó. Chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975 là sự kiện chính trị đặc biệt như thế.