Thứ Bảy, 23/11/2024, 07:51 (GMT+7)
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại
QPTD -Thứ Ba, 07/05/2024, 06:00 (GMT+7) Có những sự kiện lịch sử diễn ra như một tất yếu, như sự sắp đặt của tạo hóa, càng thêm thời gian, càng thấy vị trí và ý nghĩa lịch sử đặc biệt của nó. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện lớn lao như thế. 70 năm đã trôi qua càng cho chúng ta thấy Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son chói lọi tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN SỐ 5/2024
QPTD -Thứ Năm, 02/05/2024, 20:54 (GMT+7) Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 5/2024 - Số Đặc biệt Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), trân trọng giới thiệu bài viết của các tác giả: Đại tướng PHAN VĂN GIANG - Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG - Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng. VŨ VĂN HIỀN - Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại. NGUYỄN THÀNH ĐÔ - Phát huy giá trị Chiến thắng 07/5/1954, xây dựng tỉnh Điện Biên xứng tầm địa danh lịch sử. Đại tá LÊ VĂN HƯỞNG - Tư duy mới của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. PHAN TRỌNG HÀO - Phải chăng “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa chỉ là nỗi lo hão huyền”?... cùng nhiều bài viết của các tác giả khác.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - một kỳ tích của dân tộc Việt Nam
QPTD -Thứ Hai, 19/12/2022, 07:54 (GMT+7) Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” được xuất phát từ tầm cao trí tuệ, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng; của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam đạt đến đỉnh cao trên mặt trận đối không. Đó là chiến thắng độc đáo có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói riêng và lịch sử chiến tranh thế giới nói chung.
Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
QPTD -Thứ Bảy, 29/12/2012, 12:01 (GMT+7) Thắng lợi vĩ đại của quân và dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được ví như một cuộc “chiến đấu thần kỳ” và trở thành biểu tượng của lương tri và phẩm giá con người. Mỗi chiến công trong cuộc chiến đấu ấy là một kỳ tích. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 40 năm trước là một chiến công như thế - tiêu biểu cho khí phách anh hùng, tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” - bài học quý trong xây dựng Quân chủng Hải quân vững mạnh về chính trị
QPTD -Thứ Ba, 04/10/2011, 01:24 (GMT+7) Đường Hồ Chí Minh trên biển, một kỳ tích, một huyền thoại mãi mãi ngời sáng trong lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta; là một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Quân đội và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam.
Hội thảo khoa học “Đường Hồ Chí Minh trên biển – con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam”
QPTD -Thứ Sáu, 23/09/2011, 14:14 (GMT+7) Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2011), ngày 22-9-2011, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Hải quân (thành phố Hải Phòng), Bộ Quốc phòng đã chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Đường Hồ Chí Minh trên biển – con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam”.
Xây dựng Lữ đoàn 125 vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo
QPTD -Thứ Năm, 15/09/2011, 02:22 (GMT+7) Là đơn vị sinh ra những “con tàu không số”, làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Lữ đoàn 125 Hải quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng cả nước làm nên huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Phát huy truyền thống đó và trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong điều kiện mới, Lữ đoàn đang tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh, hiện đại, ngang tầm đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ.
“Đánh nhanh, thắng nhanh” - nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788 -1789)
QPTD -Thứ Ba, 26/07/2011, 16:53 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:21 (GMT+7) Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những chiến công chói lọi nhất của dân tộc ta. Nó đã để lại trong kho tàng nghệ thuật quân sự truyền thống nét đặc sắc-nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”. Trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bằng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” không nhiều. Cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những số ít đó. Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nêu một kỳ tích: với binh lực 10 vạn, vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”, bằng một trận quyết chiến chiến lược đã đánh tan 29 vạn quân địch trong thời gian chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc khởi binh đến khi kết thúc chiến tranh (22-12-1788/ 30-1-1789). Có thể khái quát nét đặc sắc của nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” trong cuộc chiến chống quân Thanh ở những nội dung cơ bản sau. Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Khi chuẩn bị tiến hành xâm lược nước ta, vua Càn Long nhà Thanh đã giao cho Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và quân đội của mình một chỉ dụ (thực chất là phương hướng chiến lược tiến hành chiến tranh), đại ý: tiến binh từ từ, không gấp vội. Trước tiên, truyền hịch để gây thanh thế; tiếp đến, sai quân đội bù nhìn nhà Lê (do Lê Chiêu Thống chỉ huy) đánh nhau với quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Nếu quân đội Tây Sơn rút lui thì huy động quân nhà Lê truy đuổi, đại quân Thanh theo sau tiếp ứng. Trường hợp, dân Việt ủng hộ quân đội Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chịu rút quân, thì phải đợi thủy quân của hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Châu vượt biển đánh vào Thuận Hóa và Quảng Nam trước, sau đó lục quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy mới tiến công vào nước ta theo hướng biên giới đất liền. Khi đó, cả hai mặt, đằng trước, đằng sau Nguyễn Huệ đều bị đánh, tất phải quy phục. Đây là phương châm chiến lược chiến tranh hết sức quỷ quyệt của nhà Thanh nhằm hướng tới hai mục đích: một là, dùng người Việt đánh người Việt và hai là, dùng binh một cách an nhàn mà chiếm được toàn bộ nước ta. Mặc dù vậy, chiến lược đó của vua Càn Long lại chủ quan, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, chỉ dựa vào phán đoán: nhân dân Đại Việt đa số sẽ ủng hộ Lê Chiêu Thống (theo quan điểm phong kiến được coi là “chính triều”) chống lại quân Tây Sơn (được coi là “giặc cỏ”). Vì thế, nó không đánh giá đúng thực lực của quân đội Tây Sơn - một đội quân chiến đấu vì chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị lại còn chủ quan hơn bậc quân vương của hắn, tuy không tin đội quân của Lê Chiêu Thống đánh bại được quân đội Tây Sơn, nhưng với 29 vạn quân hùng, tướng mạnh trong tay, hắn tin là quân Thanh sẽ đè bẹp được quân Tây Sơn có quân số ước đoán độ vài vạn. Vì thế, hắn không chịu dừng chân ở biên giới để thực hiện từng bước chỉ dụ của Càn Long mà khẩn thiết đề nghị cho quân bộ tiến công ngay, nhanh chóng chiếm lấy Thăng Long. Trước “nhiệt huyết” của cấp dưới, Càn Long vốn sẵn là kẻ kiêu căng, đã “đánh mất” sự tính toán thận trọng như trong chỉ dụ và chấp thuận đề nghị của Tôn Sĩ Nghị, lệnh cho tiến công xâm lược nước ta chỉ với lục quân mà không có thủy quân như kế hoạch chiến lược ban đầu. Bằng nhãn quan của một thiên tài quân sự, Nguyễn Huệ đã phát hiện ngay ra sai lầm chiến lược của đối phương, đó là sự “chủ quan khinh địch”... Do đó, ông đã khoét sâu vào sai lầm đó và nhanh chóng nắm thời cơ chiến lược có lợi cho mình: bí mật hành binh thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc Hà; tranh thủ thời gian giữa những chặng nghỉ trên đường hành quân để thực hiện những việc đã trù liệu: ban chiếu chiến đấu chống ngoại xâm, tuyển thêm quân, viết thư “ trá hàng” gửi Tôn Sĩ Nghị, v.v. Đây là những yếu tố chính trị, quân sự cần thiết, được thực hiện xuất phát từ điều kiện cụ thể của chiến tranh; qua đó, thể hiện phẩm chất của một vị thống soái, Anh hùng giải phóng dân tộc, không chỉ thiên