Thứ Tư, 27/11/2024, 11:03 (GMT+7)
Di sản tư tưởng của C. Mác - giá trị và sức sống trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
QPTD -Thứ Sáu, 04/05/2018, 08:12 (GMT+7) Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, C. Mác đã sáng tạo ra hệ tư tưởng cách mạng, khoa học, tiến bộ; là ngọn đèn pha soi sáng con đường cách mạng cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới, vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay...
Tư tưởng của C. Mác mãi trường tồn
QPTD -Thứ Tư, 02/05/2018, 15:57 (GMT+7) C. Mác là một nhà khoa học cách mạng. Tư tưởng khoa học, cách mạng của Ông không hề bị “lỗi thời” như một số kẻ xuyên tạc, mà luôn tràn đầy sinh lực, mãi trường tồn cùng nhân loại trong sự nghiệp giải phóng con người,...
Học thuyết Mác là học thuyết phát triển con người
QPTD -Thứ Hai, 07/05/2012, 02:07 (GMT+7) Trong số những vĩ nhân của lịch sử, C. Mác là nhà khoa học thiên tài và là nhà tư tưởng vĩ đại có những cống hiến to lớn, mang ý nghĩa thời đại đối với sự phát triển của tư tưởng nhân loại, nhất là tư tưởng về sự phát triển con người. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của C. Mác, có thể khẳng định vấn đề con người là điểm xuất phát và sự phát triển con người là mục đích cao nhất của học thuyết Mác.
Một hành động tội lỗi!
QPTD -Thứ Tư, 28/03/2012, 09:24 (GMT+7) Hiện nay, một số người đang lợi dụng không gian kỹ thuật số viết bài xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bôi nhọ lịch sử dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Có kẻ đã tưởng tượng ra “Bi kịch Việt Nam”, tạo cớ để các thế lực thù địch công kích vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Đó là một hành động tội lỗi
Đâu là sự cản trở tiến trình phát triển của lịch sử?
QPTD -Thứ Sáu, 23/03/2012, 14:26 (GMT+7) Cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã diễn ra quyết liệt, phức tạp trong hơn 160 năm qua, kể từ khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời. Tuy nhiên, bất chấp vô vàn thách thức và sự thù nghịch, cùng với thời gian, chủ nghĩa cộng sản đã ngày càng khẳng định vai trò tích cực đối với tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng ta và dân tộc ta
QPTD -Chủ Nhật, 04/12/2011, 22:54 (GMT+7)
Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam với dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa xã hội đổi mới
QPTD -Chủ Nhật, 21/08/2011, 23:39 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 08:26 (GMT+7) 1. Về quan hệ giữa dân tộc với giai cấp và hình thái kinh tế-xã hội (KT-XH). Dân tộc ở đây được hiểu theo nghĩa quốc gia- dân tộc tộc người (ethnie). Như thế, chỉ được coi là dân tộc khi xuất hiện giai cấp và hình thành hình thái KT-XH với giai cấp đại biểu cho nó. Điều đó có nghĩa là, dân tộc nào cũng được kết cấu theo một hình thái KT-XH nhất định, và hình thái KT-XH nào cũng tồn tại trong một dân tộc cụ thể. (nation), chứ không phải theo nghĩa Đương nhiên, dân tộc (nói riêng) là cộng đồng dân cư sống trên một vùng lãnh thổ địa lý, sản xuất, đấu tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội (đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc); dân tộc nào cũng có lịch sử, truyền thống và nền văn hóa của mình. Còn hình thái KT-XH (nói riêng) là cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội-giai cấp, trên đó hình thành hệ thống chính trị với giai cấp đại biểu cho nó. Sự vận động đồng thời trong không gian của các dân tộc khác nhau trong sự thống nhất hữu cơ với sự vận động kế tiếp nhau theo thời gian của các hình thái KT-XH phát triển ngày càng cao, tạo nên bức tranh tổng quát của lịch sử xã hội loài người. Do đó, không đi sâu vào dân tộc thì không thể hiểu đúng và xử lý đúng những vấn đề của hình thái KT-XH. Ngược lại, không đi sâu vào hình thái KT-XH thì không thể hiểu đúng những vấn đề về dân tộc; đặc biệt là nhận thức khoa học về sự tồn tại khách quan một cơ cấu xã hội-giai cấp trong lòng dân tộc với giai cấp đại biểu cho dân tộc trong mỗi thời đại. Giữa dân tộc và hình thái KT-XH thì dân tộc lâu dài hơn, bền vững hơn. Bởi nhiều hình thái KT-XH ở trình độ phát triển ngày càng cao, do vai trò lịch sử của chúng, đã đến và đi trong lịch sử trường tồn của dân tộc, và chính những hình thái KT-XH ấy đã làm nên sự trường tồn ấy của dân tộc, với dấu ấn riêng, với giai cấp đại biểu của từng hình thái KT-XH. Có thể hiểu rằng, dân tộc là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các hình thái KT-XH, còn hình thái KT-XH là động lực cho sự phát triển của dân tộc. Vì lẽ đó, những dân tộc có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, tất yếu làm nảy sinh những mô hình khác nhau của cùng một hình thái KT-XH với quy luật chung của hình thái KT-XH đó. Đối với CNXH cũng vậy. Theo tính tất yếu ấy và do yêu cầu của thực tiễn, đã có những sự tìm tòi một số mô hình CNXH khác phù hợp với mỗi dân tộc. Nhưng, khuynh hướng kỳ thị với vấn đề dân tộc, thậm chí đồng nhất quy luật chung của CNXH với mô hình đặc thù Liên Xô (trước đây) và cả ý thức cảnh giác với những sự lựa chọn khác không phải là XHCN, đã gây ra khó khăn đối với những sự tìm tòi ấy. Bài học kinh nghiệm lớn của CNXH hiện thực thế kỷ XX đã đưa tới sự xuất hiện xu thế mới của CNXH những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tìm tòi những mô hình khác nhau của CNXH, ở những nước CNXH mô hình cũ, ở những nước đang phát triển và cả ở những nước tư bản phát triển. 2 . Mấy vấn đề lý luận nêu trên liên quan đến việc giải quyết trong chính trị và thực tiễn mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc, giữa giai cấp công nhân (GCCN) và đảng cộng sản với dân tộc và CNXH. Ai cũng biết, GCCN là giai cấp mang bản chất quốc tế. Nhưng, ở các dân tộc khác nhau thì GCCN cũng khác nhau và có những đảng cộng sản khác nhau. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu: công nhân không có tổ quốc. Nêu như vậy là vì, dưới CNTB, tổ quốc do giai cấp tư sản nắm chính quyền giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, C. Mác nói thêm: GCCN trước hết phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải trở thành giai cấp chủ đạo trong dân tộc (dân tộc ở đây không phải hiểu theo nghĩa dân tộc tư sản). Theo C. Mác: một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì dân tộc đó không có tự do; một khi, sự bóc lột giai cấp mất đi thì sự đối lập giữa các dân tộc cũng không còn. Vậy là, C. Mác nói rõ về dân tộc và giai cấp ở chính quốc trong mối quan hệ dân tộc và giai cấp nói chung. Dân tộc thuộc địa gắn với cách mạng vô sản ở chính quốc là đóng góp của V.I. Lê-nin, phát triển tư tưởng của C. Mác. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước ở V.I. Lê-nin; nhưng, nếu V.I. Lê-nin