Thứ Ba, 29/04/2025, 03:27 (GMT+7)
Đoàn kết là sức mạnh vô địch
QPTD -Thứ Bảy, 17/11/2018, 11:42 (GMT+7) Phát biểu tại Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân quốc tế, họp ở Mátxcơva, tháng 11 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để đánh thắng kẻ thù chung, chúng ta nhất định phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta”1.
Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta
QPTD -Thứ Sáu, 07/09/2018, 08:04 (GMT+7) “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Bản Cương lĩnh chính trị của Mặt trận là ngọn cờ đại đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam để cùng nhau chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa!”,...
Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được cả
QPTD -Thứ Năm, 14/06/2018, 19:53 (GMT+7) Lời dạy của Bác đã chỉ rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh, là khâu then chốt của mọi thành công; đồng thời, Bác căn dặn đồng bào và nhân dân ta phải luôn nêu cao tinh thần vượt khó, đồng tâm họp lực thì việc to mấy cũng làm được, cũng thành công. Đoàn kết còn chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam,...
Mấy bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện của Đoàn S.80
QPTD -Thứ Bảy, 17/09/2011, 23:50 (GMT+7)
Đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
QPTD -Thứ Tư, 24/08/2011, 00:51 (GMT+7)
Tư tưởng và hành động nhất quán của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
QPTD -Thứ Bảy, 13/08/2011, 22:15 (GMT+7)
Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
QPTD -Thứ Năm, 02/06/2011, 02:20 (GMT+7) Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Cách đây đúng 100 năm (05-6-1911), người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã rời bến Nhà Rồng ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tìm thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc: độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. Đi theo con đường đó, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
QPTD -Thứ Năm, 17/02/2011, 08:52 (GMT+7) Đại đa số đồng bào tôn giáo nước ta đều là nhân dân lao động, yêu nước, luôn đoàn kết, gắn bó và có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Sự đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo hiện nay ở Việt Nam là minh chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu sai trái, bịa đặt, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta của các thế lực thù địch. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam luôn được nuôi dưỡng bởi truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Bởi vậy, họ không chỉ có đức tin và sự cố kết với tôn giáo của mình, mà luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiện nay, nước ta có 12 tôn giáo với 32 tổ chức đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; hoạt động hợp pháp dưới sự bảo hộ của pháp luật (có 6 tôn giáo ngoại nhập và 6 tôn giáo nội sinh). Thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc (trong đó có đoàn kết tôn giáo) là việc làm có ý nghĩa quyết định để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây cũng là bài học quý báu mà ông cha ta đã tổng kết được trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ, thời nào các bậc minh quân khéo biết dùng chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc thì đất nước thái bình, thế nước vững như “Âu vàng”. Ngay khi bắt tay vào xây dựng nền độc lập cho quốc gia Đại Việt, vua Đinh Tiên Hoàng đã biết phát huy Phật giáo ở cả khía cạnh trí tuệ và cố kết nhân tâm, để đoàn kết, phò Vua, chống giặc, giúp nước. Vua đã phong cho Thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng thống, chức đứng đầu các sư cả nước; sau lại phong là Khuông Việt Đại sư, nghĩa là bậc Đại sư khuông phò nước Việt nhằm tôn vinh, khích lệ sự cống hiến của ông đối với đất nước. Thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo trở thành Quốc đạo và đã có công lớn trong việc cố kết nhân tâm và vun bồi trí đức; nhờ đó mà dân tộc ta đã đoàn kết một lòng, đánh tan những đội quân xâm lược mạnh nhất đương thời. Đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc đã trở thành tư tưởng xuyên suốt, một chiến lược cách mạng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm trên thực tế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết tôn giáo; hoà hợp dân tộc. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945), Người đã khẳng định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” 1 . Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đã là người Việt Nam, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì đều chung một dân tộc, đều là con cháu của dòng dõi Lạc-Hồng, vì vậy, đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề tất yếu, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Tư tưởng đoàn kết của Người không chỉ xuất phát từ thực tế của đất nước, mà từ kinh nghiệm xương máu trong truyền thống mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, từ tinh hoa văn hoá của nhân loại, từ lý luận học thuyết Mác - Lê-nin. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là sức mạnh chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ; là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Trong mối quan hệ giữa dân tộc và nhân dân, Bác Hồ đã dạy: đất nước có độc lập thì nhân dân mới được tự do. Đối với tôn giáo, Người cũng đã chỉ rõ: “…hơn ai hết, đồng bào công giáo càng mong cho Tổ quốc được độc lập, cho tôn giáo được hoàn toàn tự do…” 2 . Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ trong nhiều