Bình luận - Phê phán Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

QPTD -Thứ Ba, 26/11/2013, 09:41 (GMT+7)
Quyền con người trong Dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

Sáng 25-11, Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ hai năm 2013 với chủ đề “Đánh giá tổng quan dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) – dưới góc độ quyền con người” đã được Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa Việt Nam và UNDP “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã nghe Bộ Tư pháp đánh giá tổng quan về mục tiêu, quan điểm xây dựng và nội dung Dự án Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi) dưới góc độ quyền con người; đại diện Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày vấn đề lồng ghép giới và bình đẳng giới trong dự án Luật; đại diện Viện Nghiên cứu phát triển xã hội giới thiệu dự án Luật dưới góc nhìn từ một tổ chức phi chính phủ.

Toàn cảnh diễn đàn

Cùng với các luật gia Việt Nam, đại diện các cơ quan của Liên hợp quốc đã có bình luận, bổ sung ý kiến về dự thảo Luật trong mối quan hệ với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên khẳng định: Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam trong quá trình soạn thảo Dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) là tôn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ để bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia  đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác; quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, của Nhà nước và xã hội. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về hôn nhân và gia đình; bảo đảm những kinh nghiệm được tiếp thu phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, pháp lý và điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay của Việt Nam, sự tương thích giữa pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam Louise Chamberlain đã nêu một số vấn đề từ giác độ quyền con người để diễn đàn cùng thảo luận. Bà chia sẻ: Các hình thức phân biệt khác trên cơ sở giới tính và xác định giới cũng là những vấn đề cần được giải quyết trong Luật này vì các cặp đồng giới, người chuyển giới và dị giới đều có quyền tạo lập nên gia đình và có con. Theo luật quốc tế về quyền con người, những người này có quyền bình đẳng với bất kỳ các cá nhân nào khác trong xã hội.

Dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) sẽ bổ sung các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; các hành vi bị cấm trong hôn nhân và gia đình; quy định về áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình; các quy định về kết hôn, về quyền nhân thân giữa vợ và chồng; đại diện cho nhau giữa vợ và chồng; chế độ tài sản của vợ chồng; nghĩa vụ, quyền giữa cha mẹ và con và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; bổ sung chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quy định về ly hôn; bổ sung các quy định về ly thân…

XUÂN DŨNG / qdnd.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Cảnh giác với thủ đoạn "chuyển hóa" thế hệ trẻ của các thế lực thù địch
​​​​​​​Nhằm chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động đã không từ một thủ đoạn nào; trong đó, thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng. Đây là thủ đoạn rất nham hiểm nhằm thúc đẩy “diễn biến” để “chuyển hóa” thế hệ rường cột của nước nhà. Do đó, cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.