Thứ Bảy, 23/11/2024, 07:25 (GMT+7)
Sự kiện lịch sử Những ngày kỷ niệm lớn
Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 1947, Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền họp tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) bàn về công tác thương binh, liệt sĩ đã chọn ngày 27-7 là Ngày “Thương binh Toàn quốc”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 08-5-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 223/CT-TW, quyết định lấy ngày đó là Ngày “Thương binh - Liệt sĩ” của cả nước .
Điều đặc biệt ý nghĩa là, trước đây, vào dịp 27-7, Bác Hồ đều gửi thư, quà thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và Người còn căn dặn “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Thấm nhuần lời dạy và nghĩa cử cao đẹp của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục chăm lo bảo đảm tốt chế độ, chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng, với tình cảm, trách nhiệm chính trị cao nhất của mình.
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017) cùng với 16 chương trình hoạt động lớn của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương trên cả nước là biểu hiện sinh động về điều đó. Thông qua những hoạt động đầy ý nghĩa này để tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc; đồng thời, tôn vinh, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Trên cơ sở đó, nhận thức rõ việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công là vinh dự, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân, của thế hệ hôm nay và mai sau.
Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có những con người anh hùng với hành động anh hùng. Phẩm chất anh hùng ấy không tự nhiên mà có, nó được kết tinh, hun đúc suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước và trở thành truyền thống, nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc. Nhưng, phải nói rằng, có được niềm tự hào chính đáng ấy, có được độc lập, tự do, hạnh phúc của ngày hôm nay - điều“không có gì quý hơn,…” - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và trở thành chân lý đó, dân tộc ta đã phải trả một cái giá không hề nhỏ bằng sự đau thương, mất mát vô cùng lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận khoảng 9 triệu người có công; trong đó, có 26.600 người hoạt động cách mạng; 1,2 triệu liệt sĩ, 500.000 thân nhân liệt sĩ, trên 117.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1.300 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; 600.000 thương binh, gần 185.000 bệnh binh, gần 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến và làm nhiệm vụ quốc tế. Hiện cả nước có 9.637 công trình ghi công liệt sĩ, gồm đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, trong đó, có nhiều công trình lớn có giá trị văn hóa, mỹ thuật, giáo dục truyền thống, như: Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Đền Bến Dược, Khu tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn (tỉnh Nghệ An), v.v. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt trân trọng, đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước đối với Tổ quốc. Trong 70 năm qua, với lòng biết ơn sâu sắc và trách nhiệm chính trị cao, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, đạt được những kết quả quan trọng. Nổi bật là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được nghiên cứu xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, kịp thời, bảo đảm chất lượng để cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho việc triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong cả nước. Việc xác minh, hoàn thiện hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách được thực hiện khá tốt, ít sai, sót, tồn đọng. Trong số 2.070.842 đối tượng được rà soát, có 1.982.769 trường hợp đã hưởng đủ chế độ (chiếm 95,75%), chỉ có 86.201 trường hợp hưởng chưa đầy đủ. Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công phát triển sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, bằng nhiều hình thức phong phú, như: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Trong 10 năm gần đây (2007- 2017), cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hơn 3.481 tỷ đồng; trong đó, quỹ Trung ương hơn 46,36 tỷ đồng, quỹ địa phương hơn 3.420 tỷ đồng. Nhờ đó, đã xây dựng được gần 90.000 nhà và sửa chữa gần 75.000 Nhà tình nghĩa, với tổng trị giá gần 12.200 tỷ đồng; tặng gần 159.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, trị giá 955.000 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, Chính phủ đã cấp cho các địa phương trên 2.450 tỷ đồng để hỗ trợ cho 80.000 hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở; 100% Mẹ Việt Nam anh hùng được các địa phương phụng dưỡng; 97% người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và nước ngoài, xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, công trình tưởng niệm liệt sĩ được chú trọng và đạt kết quả tích cực. Thời gian qua, Quân đội và các địa phương đã tìm kiếm, quy tập được 951.163 hài cốt liệt sĩ, tổ chức an táng tại 3.077 nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước.
Những kết quả đạt được đó có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công, trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên” mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định. Cùng với đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công phát huy ý chí tự lực, tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, theo phương châm “Nhà nước, nhân dân và những người được hưởng chính sách ưu đãi cùng phấn đấu” nhằm hoàn thành mục tiêu: 100% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú vào năm 2020. Đồng thời, chú trọng biểu dương những tấm gương thương binh, bệnh binh và người có công tiêu biểu trong lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 1947, Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền họp tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) bàn về công tác thương binh, liệt sĩ đã chọn ngày 27-7 là Ngày “Thương binh Toàn quốc”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 08-5-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 223/CT-TW, quyết định lấy ngày đó là Ngày “Thương binh - Liệt sĩ” của cả nước .
Tổ quốc mãi mãi ghi công những anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng đã cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tạp chí Quốc phòng toàn dân
phát huy truyền thống,Uống nước nhớ nguồn,Đền ơn đáp nghĩa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội 19/11/2024
Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam 11/11/2024
Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). 11/10/2024
Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước 10/10/2024
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại 10/10/2024
Lực lượng vũ trang Thủ đô tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu trong tình hình mới 09/10/2024
Cựu Chiến binh Thủ đô Hà Nội tiếp nối truyền thống, gương mẫu tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc 07/10/2024
Mãi khắc ghi công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 25/08/2024
Phát huy bài học của Cách mạng Tháng Tám, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc 16/08/2024
Thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thăm, chúc mừng Tạp chí Quốc phòng toàn dân nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 19/06/2024
Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội