Vấn đề sa mạc hóa đối với các vùng biển Việt Nam

Vấn đề sa mạc hóa đối với các vùng biển Việt Nam

QPTD -Thứ Hai, 12/06/2017, 08:22 (GMT+7)
Đối với Việt Nam - quốc gia có hơn 3.260 km bờ biển - sự sa mạc hóa các vùng biển đã, đang chịu sự tác động của hầu hết các nguyên nhân: biến đổi khí hậu toàn cầu, việc xả chất thải độc hại ra môi trường biển, gây phát thải khí nhà kính hoặc quá trình bùn hóa, đục hóa biển...

Biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh toàn cầu

Biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh toàn cầu

QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 21:56 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh toàn cầu

Biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh toàn cầu

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 02:04 (GMT+7)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng, Hội nghị COP15 (Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra vào tháng 12-2009, tại Cô-pen-ha-ghen, Đan Mạch, là hội nghị Bàn về tính mạng con người. Thật vậy, BĐKH không chỉ gây ra nghèo đói, kìm hãm sự phát triển mà còn đang thách thức nghiêm trọng đến các vấn đề an ninh toàn cầu. Hãy xem sự tác động của BĐKH dưới góc độ an ninh cũng như xem nhân loại đang làm gì với nó.                                                                                                                           Biến đổi khí hậu trực tiếp đe dọa đến an ninh toàn cầu, thậm chí có thể châm ngòi cho xung đột, chiến tranh. Thực tế cho thấy, BĐKH đã, đang và sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh toàn cầu. Theo Diễn đàn thế giới về con người, mỗi năm thế giới có khoảng 300.000 người thiệt mạng và 325 triệu người khác bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng khí hậu trái đất nóng lên. Kết quả thống kê của các tổ chức quốc tế còn cho biết, trong vài thập kỷ gần đây, GDP toàn cầu đã giảm 20% do BĐKH - mức thiệt hại còn lớn hơn tổn thất từ hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 cộng lại. Tuy nhiên, hệ lụy của BĐKH không dừng ở đó. BĐKH có thể còn châm ngòi cho xung đột, chiến tranh. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng: BĐKH có thể làm mất ổn định môi trường địa chính trị; từ đó, dẫn tới xung đột, giao tranh, thậm chí chiến tranh. Điều đó có nghĩa là, chiến tranh, xung đột nổ ra không chỉ vì tranh chấp tài nguyên (như: dầu mỏ, vàng bạc và các loại khoáng sản khác) hay vì các mục tiêu chính trị như trước đây, mà trong tương lai, hoàn toàn có thể xuất phát từ việc tranh chấp tài nguyên nước và lương thực. Ông M. Rô-xê-gran, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách Lương thực quốc tế cho rằng: giá lương thực tăng, tình trạng khan hiếm nước và quỹ đất hạn hẹp có thể làm tăng thêm áp lực xã hội. Ông lo ngại về một sự bất ổn tiềm tàng vì theo ông, môi trường bị hủy hoại có thể sẽ kéo theo sự suy thoái xã hội nghiêm trọng, làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên lỏng lẻo, và việc di cư ồ ạt trong nội bộ các quốc gia có thể làm bùng phát xung đột ngay trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia láng giềng với nhau. Tương tự, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, trong tương lai, các cuộc xung đột phát sinh từ nguyên nhân BĐKH sẽ lên tới đỉnh điểm, nhiều quốc gia phải đối mặt với hàng loạt vụ biểu tình bắt nguồn từ sự phẫn nộ của người dân nghèo do mất nhà ở, đất canh tác vì sự vô trách nhiệm hoặc bất lực của chính phủ. Cùng với các nhận định trên, mặc dù là cường quốc hàng đầu thế giới, song Mỹ coi BĐKH là thách thức chiến lược đối với an ninh quốc gia. Chính phủ nước này cho rằng: trong vài thập kỷ tới, Mỹ có thể phải sử dụng đến quân đội để đối phó với hậu quả bão lũ, hạn hán, bệnh tật tràn lan và nạn di cư (tị nạn khí hậu) trên diện rộng. Dưới góc nhìn chống khủng bố, Lầu Năm Góc cảnh báo, những kẻ cực đoan còn có thể lợi dụng hậu quả của BĐKH để đẩy vấn đề đi xa hơn, nhằm tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng hơn đối với an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi tháng 12-2008 đã giả định rằng, một trận lụt khủng khiếp tại Băng-la-đét có thể khiến hàng trăm nghìn người phải di cư sang nước láng giềng Ấn Độ. Điều này sẽ làm phát sinh các xung đột tôn giáo, hoặc gây bệnh tật tràn lan; việc cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng rối loạn không thể kiểm soát cả về kinh tế, xã hội và chính trị. Báo cáo này cũng cho rằng, cuộc xung đột đẫm máu tại miền Nam Xu-đăng khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong nhiều năm qua thực chất là hậu quả của nạn hạn hán và tình trạng sa mạc hóa ở miền Bắc nước này. Đánh giá về BĐKH, trong khi chỉ ra các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều nhà khoa học cũng cho biết, không có một nước, một khu vực nào ngoại lệ với sự BĐKH, bởi nó có thể là thảm họa đối với bất cứ quốc gia nào, vào bất cứ thời điểm nào. Quan điểm này càng được củng cố

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tổng Bí thư nhấn mạnh 2 nội dung cần báo cáo và xin ý kiến Trung ương để sớm triển khai thực hiện là: Chủ trương tổng kết sớm và toàn diện Nghị quyết số 18-NQ/TW, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhất là cấp Trung ương. Chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân và tiếp tục nghiên cứu triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.