Bàn về trận then chốt tiến công địch đổ bộ đường không chiến dịch trong tác chiến phòng thủ quân khu

Bàn về trận then chốt tiến công địch đổ bộ đường không chiến dịch trong tác chiến phòng thủ quân khu

QPTD -Thứ Hai, 22/07/2024, 09:24 (GMT+7)
Về đối tượng tác chiến, dự báo khi tiến công vào địa bàn quân khu lực lượng địch có thể là cụm tác chiến liên hợp, nòng cốt là các lữ đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, 01 sư đoàn hải quân đánh bộ và từ 01 đến 02 lữ đoàn đổ bộ đường không, sử dụng vũ khí công nghệ cao, trang bị hiện đại, được hỏa lực không quân, pháo binh, tên lửa chi viện.

Một số vấn đề về tác chiến chống đổ bộ đường biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Một số vấn đề về tác chiến chống đổ bộ đường biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:29 (GMT+7)
Nước ta nằm ở phía Tây của Biển Đông, có 3.260 km bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, bao bọc toàn bộ sườn Đông, Nam và Tây Nam của Tổ quốc. Vùng biển và ven biển nước ta có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều hải cảng, vũng, vịnh có giá trị về kinh tế và quân sự; là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa, do đặc điểm địa lý nước ta kéo dài, hầu hết các thị xã, thành phố (trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa) đều nằm ở ven biển hoặc gần với biển, nên vùng biển và ven biển nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và củng cố quốc phòng-an ninh (QP-AN) của Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng đã chỉ rõ: “đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển” 1 . Vì vậy, ngay từ thời bình, cùng với nhiệm vụ phát triển KT-XH, việc củng cố QP-AN trên các vùng biển là vấn đề vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ bản lâu dài; trong đó, nghiên cứu tác chiến chống đổ bộ đường biển (ĐBĐB) là một trong những nội dung quan trọng trong thế trận QP-AN, bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến tranh giải phóng trước đây, tuy chúng ta chưa đưa chống ĐBĐB thành một loại hình tác chiến, nhưng trên thực tế, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta đã vận dụng và tổ chức phòng thủ giữ vững các đảo, các cảng biển; đánh đuổi, đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu chiến, bắn rơi nhiều máy bay, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch khi chúng xâm phạm vùng biển, vùng trời miền Bắc, góp phần quan trọng bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), hướng biển có thể được xác định là hướng tiến công chủ yếu của địch và tác chiến  ĐBĐB cũng có thể được chúng sử dụng rộng rãi với nhiều quy mô khác nhau. Khi đó, địch có thể sử dụng các liên binh đoàn tác chiến liên hợp, gồm các lữ, sư đoàn hải quân đánh bộ, lữ đổ bộ đường không (ĐBĐK), các đơn vị hải quân, không quân chi viện, kết hợp với bọn phản động nội địa, thực hành các chiến dịch ĐBĐB nhằm đánh chiếm đầu cầu, nhất là các sân bay, bến cảng để đưa lực lượng chính lên bờ, phát triển đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong chiều sâu phòng thủ của ta. Đặc biệt, với ưu thế về phương tiện đổ bộ hiện đại, lực lượng đổ bộ của địch có thể được đưa từ vùng biển ngoài tầm uy hiếp của hỏa lực ven bờ; được chỉ huy và bảo đảm mọi mặt từ các căn cứ trên biển, bỏ qua các mục tiêu trung gian ở vòng ngoài, đánh thẳng vào các mục tiêu hiểm yếu của ta nằm sâu trong đất liền với nhịp độ tiến công mạnh, kết hợp với ĐBĐK chiến dịch, chiến lược hòng phá thế trận phòng thủ của ta, nhanh chóng giành thắng lợi. Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi xin nêu mấy vấn đề về tác chiến chống ĐBĐB trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để cùng nghiên cứu, trao đổi. Một là, chủ động xây dựng thế trận chống ĐBĐB ngay từ thời bình . Chống ĐBĐB là hoạt động tác chiến tổng hợp đánh lại quân địch với quân số đông, vũ khí, trang bị hiện đại, sức cơ động cao, với nhiều tầng lớp tiến công từ biển vào, kết hợp với ĐBĐK và bạo loạn lật đổ trên đất liền nên cần được tiến hành bằng sức mạnh tổng hợp và nghệ thuật tác chiến của nhiều lực lượng, trong đó lấy tác chiến hiệp đồng binh chủng của lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Vì vậy, ngay từ thời bình, cùng với chuẩn bị xây dựng tiềm lực, lực lượng và các phương án tác chiến, việc chủ động xây dựng thế trận chống ĐBĐB là nội dung rất quan trọng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh bại kẻ thù, giành thắng lợi trong tác chiến phòng thủ biển nói chung, chống địch ĐBĐB nói riêng. Yêu cầu cao nhất của xây dựng thế trận chống ĐBĐB phải bảo đảm rộng khắp, toàn diện; từ xa đến gần, cả dưới biển và trên bờ; có chính diện, chiều sâu và tập trung trên các khu vực trọng điểm, hướng chiến lược. Để đáp ứng yêu cầu đó, trước hết, cần tổ chức nghiên cứu nắm chắc âm mưu, thủ đoạn và các phương thức ĐBĐB của địch; điều kiện khách quan, chủ quan về đị

Mùa Xuân đại thắng và khát vọng vươn mình
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng bản hùng ca của Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vang mãi trong lòng dân tộc và mỗi người dân Việt Nam. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, bản hùng ca ấy lại tiếp tục vang lên trên mặt trận lao động, sản xuất, chống đói nghèo, lạc hậu; bảo vệ vững chắc biên cương và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc;...