Thứ Bảy, 23/11/2024, 09:12 (GMT+7)
Phát triển chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - trụ cột bảo đảm an sinh xã hội trong Quân đội
QPTD -Thứ Sáu, 20/01/2023, 06:51 (GMT+7) Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Quân đội là nền tảng của hệ thống an sinh xã hội đối với quân nhân và gia đình quân nhân, cơ sở vững chắc bảo đảm hậu phương Quân đội. Vì vậy, nghiên cứu, phát triển chính sách này là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Ngành Chính sách Quân đội phát huy truyền thống “Đoàn kết, tận tụy, chủ động, sáng tạo”, hoàn thành tốt nhiệm vụ
QPTD -Thứ Sáu, 17/02/2012, 16:15 (GMT+7) Ngày 26 tháng 02 năm 1947, ngành Chính sách Quân đội được thành lập theo Nghị định số 240/CP của Chính phủ. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời của một cơ quan tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thương binh - liệt sĩ và công tác chính sách đầu tiên trong cả nước.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2009 - sự thể hiện nhất quán chính sách quốc phòng tự vệ vì hoà bình, hợp tác và phát triển
QPTD -Thứ Ba, 26/07/2011, 16:18 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 03:54 (GMT+7) Ngày 8-12-2009, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ 3 1 . Đây là tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam nêu rõ những quan điểm cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam; qua đó thể hiện sự cởi mở, minh bạch về quốc phòng của Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Với bố cục chặt chẽ, khoa học, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2009 (sau đây gọi là Sách trắng Quốc phòng 2009) đã trình bày khá toàn diện quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề an ninh của khu vực và thế giới; về chủ trương, chính sách quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, Quân đội nhân dân (QĐND); qua đó, thể hiện rõ và sâu sắc quan điểm quốc phòng vì hoà bình, tự vệ, nhằm giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sách trắng Quốc phòng 2009 gồm 3 phần. Phần thứ nhất: Tình hình an ninh và chính sách quốc phòng ; phần thứ hai: Xây dựng nền quốc phòng ; phần thứ ba: Xây dựng QĐND và dân quân tự vệ . Ngoài 3 phần chính, Sách trắng còn đăng 11 phụ lục kèm theo. Trong phần thứ nhất , Sách trắng Quốc phòng 2009 đã trình bày nhận định của Việt Nam về xu hướng chung của tình hình an ninh khu vực và thế giới, những nhân tố tích cực, tiêu cực và sự tác động của chúng đến xu thế hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Sách trắng cũng nêu rõ các mối quan tâm về an ninh của Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Việt Nam xác định giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), thực hiện CNH,HĐH là lợi ích cao nhất của đất nước, là mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen, Việt Nam kiên định thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở việc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không tham gia liên minh quân sự và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác; giải quyết các bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình. Việt Nam phản đối các hành động chạy đua vũ trang, nhưng luôn coi trọng từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Là quốc gia đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nên Việt Nam luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia, trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ); đồng thời, cũng đòi hỏi các quốc gia khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của Việt Nam. Việt Nam chủ trương không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích của quốc gia. Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quán triệt phương châm phòng thủ toàn diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, Việt Nam thực hiện chiến lược quốc phòng tối ưu, bằng sử dụng các biện pháp tổng hợp về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá-xã hội, nhằm giữ ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa