Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

QPTD -Thứ Tư, 02/04/2025, 08:03 (GMT+7)
Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quân khu 4 thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, đã lập nhiều chiến công, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

QPTD -Thứ Sáu, 08/01/2021, 07:01 (GMT+7)
Trước yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (01/1959) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), cách mạng miền Nam đã chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Cách mạng Tháng Tám - đỉnh cao nghệ thuật tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng

Cách mạng Tháng Tám - đỉnh cao nghệ thuật tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng

QPTD -Thứ Sáu, 18/08/2017, 14:31 (GMT+7)
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta thắng lợi là do hội tụ đủ các điều kiện: giai cấp tiên phong, cao trào cách mạng của nhân dân, một bước ngoặt trong lịch sử; đồng thời, coi khởi nghĩa như là một nghệ thuật trong nắm bắt thời cơ, sử dụng lực lượng, phát động cao trào của quần chúng...

Vai trò của đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám

Vai trò của đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám

QPTD -Thứ Sáu, 14/08/2015, 13:36 (GMT+7)
Cách mạng Tháng Tám là một cuộc Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo; trong đó, lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò chủ yếu, quyết định; lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vai trò quan trọng và làm nòng cốt,...

Phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-1960) - sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng dân.

Phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-1960) - sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng dân.

QPTD -Thứ Năm, 24/02/2011, 16:20 (GMT+7)
Phong trào Đồng khởi ở miền Nam (1959-1960) là một trong những hiện tượng lịch sử, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công; đồng thời, đó là  biểu hiện của  sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng Dân .   Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) có hiệu lực, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền. Ở miền Nam, Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định, hất cẳng Pháp, thiết lập chính quyền Ngô Đình Diệm và quân đội tay sai.  Chúng tiến hành nhiều cuộc thảm sát đẫm máu ở Cam Lộ, Hướng Điền, Chợ Được, Củ Chi, Mỏ Cày; đồng thời, thực hiện biện pháp chiến lược mang tên :\Tố cộng, diệt cộng\, coi đấy là \ quốc sách \ để thực hiện chủ trương loại bỏ những người cộng sản, triệt phá tổ chức và tư tưởng cộng sản. Tuy nhiên, trong những năm đầu, nhân dân ta ở miền Nam kiên trì thực hành đấu tranh chính trị trong khuôn khổ pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Cho đến đầu năm 1959, với việc ban hành \Luật 10/59\, Mỹ - Diệm đã tăng cường sử dụng bạo lực phát xít, thẳng tay đàn áp, bắt giam và sát hại quần chúng cách mạng. Hành động khủng bố thâm độc và tàn bạo của Mỹ - Diệm chẳng những không khuất phục được nhân dân ta, không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh của quần chúng cách mạng miền Nam, mà còn phơi bày bản chất xâm lược và bán nước của chúng. Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng miền Nam. Mặc dù chịu nhiều tổn thất về lực lượng, nhưng về căn bản, phong trào cách mạng vẫn được giữ vững, cơ sở của đảng vẫn được củng cố và phát triển. Qua thực tế đấu tranh với địch, cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng ngày càng có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương châm và hình thức đấu tranh cách mạng, từng nơi, từng lúc, đã khéo tiến công vào chỗ yếu của địch, từng bước dồn chúng vào thế bị động. Trong vòng kìm kẹp của Mỹ - Diệm, đông đảo quần chúng cách mạng đã kết thành một khối, siết chặt đội ngũ, chờ thời cơ, sẵn sàng hành động, quyết một phen sống mái với kẻ thù. Và, đó là bước chuẩn bị về tinh thần và lực lượng cho cuộc đấu tranh quyết liệt với địch, thực hiện mong ước cháy bỏng: xoá bỏ ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Dõi theo tình hình miền Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã nhận định: \Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt - Miên - Lào \ 1 .  Từ nhận định quan trọng đó, Đảng ta từng bước có những chuẩn bị về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hết sức phức tạp, việc vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng ở miền Nam có nhiều trở ngại. Mặc dù vậy, trong khi xác định hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 6-1956) đã chỉ rõ: \ Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định \ 2 . Cũng cần thấy rằng, trên thực tế, những khó khăn, tổn thất của ta ở miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ chủ yếu là do mặt chỉ đạo đấu tranh cách mạng, Đảng ta chưa tìm ra được phương pháp và hình thức thích hợp để chống trả sự đàn áp của địch một cách có hiệu quả. Trong lúc kẻ thù đã sử dụng toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là bộ máy quân đội và cảnh sát để đàn áp và thủ tiêu lực lượng và cơ sở cách mạng, thì việc tiến hành đấu tranh dưới hình thức chính trị đơn thuần của quần chúng nhân dân miền Nam là không hiệu quả và không còn phù hợp. Đòi hỏi của tình thế cách mạng ở miền Nam lúc bấy giờ là phải chuyển hướng đấu tranh , phải có phương pháp và hình thức đấu tranh mới. Đầu năm 1959, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong hơn bốn năm đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh; cũng như những kiến nghị của cán bộ, đả

Mùa Xuân đại thắng và khát vọng vươn mình
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng bản hùng ca của Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vang mãi trong lòng dân tộc và mỗi người dân Việt Nam. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, bản hùng ca ấy lại tiếp tục vang lên trên mặt trận lao động, sản xuất, chống đói nghèo, lạc hậu; bảo vệ vững chắc biên cương và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc;...