Giáo dục ý thức quốc phòng dưới thời Lý, Trần, Lê

Giáo dục ý thức quốc phòng dưới thời Lý, Trần, Lê

QPTD -Thứ Sáu, 30/05/2014, 08:52 (GMT+7)
Trong lịch sử giữ nước của dân tộc, tổ tiên ta đã luôn biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân; trong đó, giáo dục ý thức quốc phòng cho nhân dân mà các triều đại Lý, Trần, Lê đã thực hiện,...

Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử

Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử

QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 06:51 (GMT+7)
PHẦN I : Định đô ở Thăng Long \cốt để mưu nghiệp lớn\   Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, cùng với việc đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, công việc đầu tiên của triều Lý là xây dựng cung điện và thành, lũy bảo vệ. Tiếp đến, tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đất nước, tôn tạo, củng cố quốc phòng, coi đó là “việc không thể thiếu”.   Trong sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, các vương triều Đại Việt từng đóng đô ở nhiều nơi và dời đô nhiều lần vì những lý do và mục đích khác nhau. Trong đó, trường hợp Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra định đô ở Đại La (đổi tên là Thăng Long) được coi là đặc biệt, bởi tầm nhìn sâu rộng nhất: “cốt để mưu nghiệp lớn ”. Khác với các bậc tiền vương, lấy địa hình hiểm yếu làm điểm tựa tạo lập sức mạnh quân sự bảo vệ kinh đô, đất nước, Lý Thái Tổ lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng để tạo dựng sức mạnh quân sự. Đây có thể coi là một nhận thức mới, tư duy mới của ông: muốn có sức mạnh để thắng địch, phải dựa vào sức dân. Sức mạnh của dân phải được bồi dưỡng trong thời bình, cũng như trong thời chiến. Việc bồi dưỡng đó phải được thực hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự. Lực lượng của dân phải được tổ chức và chuẩn bị trong thời bình một cách hợp lý mới có thể phát huy sức mạnh lớn nhất trong thời chiến. Do đó, phải xây dựng  kinh đô làm trung tâm, tạo ra một thị trường dân tộc thống nhất để phát triển. Xét thấy, kinh đô cũ là Hoa Lư, tuy có địa - quân sự tốt, thích hợp với việc phòng thủ, nhưng để phát triển kinh tế thì lại hạn hẹp, cho nên nhất thiết phải dời đô về Đại La - nơi được xem là “thắng địa”, như  “Chiếu dời đô” đã nói rõ: “Ở vào nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn, hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc, Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” 1 . Từ đây, hình thành quan điểm chiến lược: xây dựng đi đôi với bảo vệ; lấy việc kết hợp xây dựng kinh đô về mọi mặt trong thời bình để chuẩn bị cho việc bảo vệ kinh đô lúc chiến tranh xảy ra; đồng thời, kết hợp xây dựng với bảo vệ kinh đô ngay trong chiến tranh … Quan điểm chiến lược này đã trở thành quan điểm chủ đạo xuyên suốt nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau khi dời đô về Đại La (Thăng Long), cùng với việc triển khai xây dựng kinh thành, vương triều Lý đã tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng. Về kinh tế, nhà Lý coi trọng phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng để thực hiện “quốc kế dân sinh”. Đây cũng là thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam đề ra nhiều chính sách, giải pháp tích cực, sáng tạo để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước gắn với tăng cường thực lực quốc phòng, bảo vệ đất nước. Vua Lý cày ruộng “tịch điền”, ban chiếu khuyến nông để biểu thị thái độ “Dĩ nông vi bản”. Hệ thống đê sông, trong đó có đê Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công trình thủy lợi được xây dựng và  bảo vệ. Nhiều công trình khai hoang của Nhà nước và nhân dân được thực hiện thành công, mở rộng thêm hương ấp và diện tích đồng ruộng. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công phát triển. Quan hệ lưu thông hàng hóa, tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn, một số đô thị và thương cảng. Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các chợ biên giới (gọi là các dịch trường). Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với nhiều nước Đông Á và Nam Á... Đến các vương triều Trần, Lê,… sau này, cũng kế tiếp truyền thống các đời vua Lý, đều chú trọng mở mang nông nghiệp. Việc khai khẩn đất hoang, nhất là những vùng đất ven biển được chú trọng. Việc đắp đê phòng lụt, bảo vệ dân cư, mùa màng thời bình và trở thành tuyến phòng ngự chống giặc ngoại xâm thời chiến, được đặc biệt quan tâm. Triều đ

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.