Thứ Bảy, 23/11/2024, 18:47 (GMT+7)
Ngày vui thống nhất non sông
QPTD -Thứ Ba, 30/04/2024, 14:03 (GMT+7) Thế giới ngày nay còn ai đó không thân thiện với Việt Nam thì thật khó hiểu?! Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, và đã là thành viên rất có trách nhiệm trong cộng đồng ấy. Việt Nam không muốn và dứt khoát không thể đứng cùng nước này để chống nước kia, không thể có bạn mới mà quên bạn cũ. Việt Nam chỉ muốn thế giới hòa bình, vì hơn ai hết Việt Nam thấu hiểu cái giá của hòa bình, cái giá của ngày vui thống nhất non sông.
Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông " tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
QPTD -Thứ Ba, 30/04/2019, 16:55 (GMT+7) Sáng 30-4, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” đã diễn ra long trọng, thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của dân tộc, là niềm tin, ý chí và sức mạnh trường tồn của Cách mạng Việt Nam, là mầu son rực rỡ của lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc....
Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử (Phần II)
QPTD -Thứ Ba, 23/08/2011, 01:33 (GMT+7)
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông
QPTD -Thứ Ba, 09/08/2011, 00:17 (GMT+7)
TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Số 5-2009
QPTD -Chủ Nhật, 07/08/2011, 23:51 (GMT+7)
Xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội - quan điểm xuyên suốt nghìn năm lịch sử
QPTD -Thứ Sáu, 18/02/2011, 08:13 (GMT+7) PHẦN II: Xây dựng và bảo vệ Thủ đô ngang tầm nhiệm vụ chiến lược Quá khứ hào hùng hun đúc nên truyền thống văn hiến ngàn năm Thăng Long-Hà Nội là truyền thống vô giá của dân tộc, là nền móng vững chắc cho Thủ đô Hà Nội trong hiện tại, vững bước tới tương lai. Song, để “Hà Nội giữ vững là trung tâm đầu não về chính trị, về văn hóa và khoa học, kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” 1 , hơn bao giờ hết, quân và dân Hà Nội cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt quan điểm xuyên suốt nghìn năm: xây dựng đi đôi với bảo vệ . Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc, thắng lợi vĩ đại thuộc về dân tộc Việt Nam, cả nước thống nhất, non sông thu về một mối, Bắc-Nam xum họp một nhà. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI (25-4-1976) đã hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đây vừa là vinh dự, cũng vừa là trách nhiệm đối với cả nước. Một lần nữa, quan điểm xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội được quân và dân Thủ đô kế thừa, phát triển và nâng lên tầm cao mới: luôn chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội toàn diện, bền vững; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng vật chất-kỹ thuật và văn hóa của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt vai trò là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, chính quyền Thành phố, qua 35 năm phấn đấu (1975-2010), quân và dân Hà Nội, đã lập nên những kỳ tích đáng tự hào, xứng danh Thủ đô nghìn năm văn hiến. Trước hết , hoàn thành việc mở rộng địa giới Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội ngày 29-5 - 2008 . Hiện nay, Hà Nội có diện tích: 3.324,92 km², dân số: 6.232.940 người, phân bố trên 28 quận, huyện và 1 thị xã, là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần chủ động, tích cực của Thành phố, việc hoàn thành các thủ tục hành chính để mở rộng Thủ đô đã được hoàn tất; hoạt động của bộ máy hành chính, các giao dịch của tổ chức, công dân được tiến hành bình thường; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân ổn định. Thủ đô Hà Nội được mở rộng là bước phát triển mới của quan điểm xây dựng và bảo vệ Thăng Long-Hà Nội mà 1000 năm trước, Lý Thái Tổ đã khởi xướng… do có địa thế thuận lợi hơn trước. Phía Bắc là vùng đất bán sơn địa với thảm thực vật phong phú cùng các danh lam thắng cảnh; lại có núi Tam Đảo, sông Đuống chở che, cho nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như xây dựng tuyến phòng thủ trực tiếp bảo vệ Hà Nội; có thể “Tiến khả dĩ công/ Thoái khả dĩ thủ”. Phía Đông là đồng bằng trù phú, tiếp giáp với Hưng Yên giàu của, lắm người, có văn hóa bản địa phong phú, có truyền thống đánh giặc kiên cường (Bãi Sậy, Du kích đường 5)…; là đất “phên dậu” của Thủ đô. Đặc biệt, Quốc lộ số 5 là cầu nối để phát triển kinh tế giữa các miền, vùng với kinh tế biển, kinh tế trong nước với quốc tế được trung chuyển qua Hà Nội; mặt khác, rất thuận lợi cho việc cơ động, triển khai lực lượng trong thời chiến. Phía Nam là một miền đất phì nhiêu, rộng lớn kéo dài đến Cầu Giẽ, lại có sông Hồng chạy dọc, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải giữa Thủ đô với cả nước. Dọc theo Quốc lộ số 1 có các địa danh nổi tiếng như Cầu Giẽ, Quán Gánh, Ngọc Hồi… - là những địa danh đã được ông cha ta chọn làm điểm chốt chặn đánh địch ở phía Nam. Phía Tây là địa hình rừng núi, có nhiều sông, suối và có những con đường lớn, khiến cho vùng đất này trở thành địa điểm lý tưởng, thế dựa vững chắc cho việc xây dựng căn cứ, khu vực phòng thủ chiến lược của Thủ đô và của quốc gia