Thứ Bảy, 23/11/2024, 14:47 (GMT+7)
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường
QPTD -Thứ Ba, 22/10/2024, 06:47 (GMT+7) Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Tạp chí Quốc phòng toàn dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới tại Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2
QPTD -Thứ Tư, 05/06/2024, 07:57 (GMT+7) Trung đoàn chủ động chuẩn bị sớm, toàn diện, chu đáo về mọi mặt. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ khung huấn luyện. Hệ thống kế hoạch, tiến trình biểu huấn luyện ở các cấp được xây dựng đầy đủ, thông qua, phê duyệt chặt chẽ và quản lý theo phân cấp. Vật chất, mô hình, học cụ, thao trường, bãi tập thường xuyên được tu sửa, củng cố.
Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới trang nghiêm, ý nghĩa
QPTD -Thứ Sáu, 02/06/2023, 06:39 (GMT+7) Sáng 01/6, nhiều đơn vị trong toàn quân đã tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới. Các buổi lễ diễn ra trang nghiêm, ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu sắc cho cán bộ, chiến sĩ.
Xây dựng Chính phủ đoàn kết, liêm chính, đổi mới sáng tạo và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết
QPTD -Thứ Ba, 27/07/2021, 08:39 (GMT+7) Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài phát biểu ngay sau lễ Tuyên thệ nhậm chức. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.
Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV của đồng chí Vương Đình Huệ
QPTD -Thứ Hai, 26/07/2021, 20:54 (GMT+7) Chiều 20/7, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn và Nam bộ
QPTD -Thứ Tư, 24/08/2011, 00:38 (GMT+7)
Nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch giải phóng Thăng Long (1789)
QPTD -Thứ Ba, 26/07/2011, 07:55 (GMT+7)
QPTD -Thứ Năm, 17/02/2011, 09:18 (GMT+7) Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ vào tháng Tám 1945 đã diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, do không nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng; nhưng đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa đã để lại bài học sâu sắc về tính chủ động, sáng tạo cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Cùng với Sài Gòn - Gia Định, nhân dân các tỉnh Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Trong điều kiện việc chỉ đạo Tổng khởi nghĩa của Trung ương chưa đến kịp, nhưng do Đảng bộ Nam Kỳ đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Trung ương Đảng, nhất là tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (tháng 5-1941), cùng với tinh thần cách mạng của nhân dân đang lên rất cao..., nên đến ngày 28-8-1945, hai địa phương cuối cùng (Hà Tiên, Đồng Nai) đã giành được chính quyền, kết thúc thắng lợi Tổng khởi nghĩa một cách nhanh chóng. Ngày 15-8-1945, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ thành lập Ủy ban khởi nghĩa; Bí thư Xứ ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa. Tuy thành lập tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa sớm, nhưng phải 10 ngày sau, khởi nghĩa mới nổ ra tại Sài Gòn và sau đó là ở tất cả các tỉnh Nam Bộ. Vì sao có tình hình như vậy? Bởi vì, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức Hội nghị mở rộng tại Chợ Đệm ở gần Sài Gòn, bàn việc khởi nghĩa; nhưng trong Hội nghị đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: số đông cán bộ tán thành phải nhanh chóng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, vì tình hình thế giới, trong nước, tiến trình chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa và thời cơ rất thuận lợi cho cách mạng; còn một số ít cán bộ lại không đồng tình với chủ trương khởi nghĩa. Họ cho rằng: ngoài miền Bắc chưa khởi nghĩa mà trong Nam Bộ đã khởi nghĩa là phiêu lưu, dễ rơi vào tình cảnh bị đàn áp như cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940)... Do không đạt được sự đồng thuận, nên Hội nghị Xứ ủy mở rộng tạm ngừng; đồng thời, giữ nguyên chủ trương, đường lối đã được Trung ương Đảng xác định từ trước và tiếp tục hoàn tất công tác chuẩn bị của Ủy ban khởi nghĩa; bám sát tình hình, nếu được tin Hà Nội khởi nghĩa thì Xứ ủy lập tức họp lại để quyết định ngày khởi nghĩa cho Sài Gòn và chỉ định ra Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ; đưa Việt Minh ra công khai ở Sài Gòn và cổ vũ mạnh mẽ cho Mặt trận Việt Minh. Trong thời gian chưa khởi nghĩa, các công việc chuẩn bị tiếp tục được hoàn tất một cách khẩn trương: tăng cường số lượng các đội Công đoàn xung phong và Thanh niên xung phong; mua sắm, phân phát vũ khí cho các đội tự vệ, xung phong; tổ chức lễ tuyên thệ cho Thanh niên Tiền phong và diễu hành ở Sài Gòn. Chiều tối 19-8, Việt Minh tổ chức mít tinh tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, trình bày chương trình hành động trước hàng vạn người ở trong và bên ngoài rạp... Ngày 20-8, Xứ ủy Nam Kỳ nhận được tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, thì ngay sáng ngày 21-8, Xứ ủy triệu tập gấp Hội nghị mở rộng. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến chưa nên khởi nghĩa vì sợ quân Nhật sẽ theo lệnh Anh đàn áp, mặc dù đã có báo cáo của đồng chí Phạm Ngọc Thạch về kết quả gặp Thống chế Nhật Tê-ra-u-chi tại Tổng hành dinh Đông Nam Á của quân Nhật ở Sài Gòn, Tê-ra-u-chi hứa sẽ không can thiệp. Thời gian rất khẩn trương. Hội nghị chuẩn bị theo đề nghị của đồng chí Bí thư Xứ ủy là giao cho Tỉnh ủy Tân An lãnh đạo khởi nghĩa thí điểm, chiếm tỉnh lỵ vào đêm 22 rạng ngày 23-8, nếu Nhật không can thiệp thì Sài Gòn và các tỉnh còn lại sẽ khởi nghĩa. Hội nghị đã bàn, quyết định cách thức khởi nghĩa ở thành phố, dự kiến việc huy động lực lượng quần chúng ở ngoại thành Sài Gòn (còn gọi là Vành đai đỏ) vũ trang kéo vào thành phố và dự kiến thành phần chính quyền cách mạng lâm thời Nam Bộ... Sáng 23-8-1945, sau khi khởi nghĩa ở Tân An thắng lợi, Hội nghị Xứ ủy mở rộng được triệu tập gấp, quyết định tối ngày 24-8 sẽ khởi nghĩa ở Sài Gòn. Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Các lực lượng gồm khoảng 40.000 đội viên Xung phong được phân công đánh chiếm các mục tiêu qu