Thứ Bảy, 23/11/2024, 05:55 (GMT+7)
“Hai nâng cao, ba đúng, bốn tốt” - mô hình thực hiện Chỉ thị 05 ở Sư đoàn 315
QPTD -Thứ Ba, 05/03/2024, 09:48 (GMT+7) Quán triệt, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 315 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, cách làm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, mô hình “Hai nâng cao, ba đúng, bốn tốt” đã và đang mang lại hiệu quả cao
Thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
QPTD -Thứ Hai, 28/11/2011, 23:25 (GMT+7)
Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Bộ Tổng tham mưu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
QPTD -Thứ Ba, 06/09/2011, 00:43 (GMT+7)
Phương châm chiến lược "nhỏ và tinh" trong xây dựng hải quân của Xin-ga-po
QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 16:07 (GMT+7) Xin-ga-po là một quốc đảo nhỏ nằm ở cực Nam bán đảo Mã Lai, có địa - chiến lược hết sức quan trọng: án ngữ đường hàng hải giữa Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a, cửa ngõ vào eo biển Ma-lắc-ca, đầu mối nối liền 3 châu lục Á - Âu - Úc. Để bảo vệ an ninh quốc gia, Xin-ga-po đã có nhiều chủ trương, biện pháp hiệu quả. Phương châm chiến lược hỏ và tinh\ trong xây dựng hải quân là một trong số đó. Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh Péc-xích (năm 1991), Thủ tướng Xin-ga-po lúc bấy giờ - ông Lý Quang Diệu - đã đưa ra luận thuyết quốc phòng \con tôm độc\ khá nổi tiếng: \Xin-ga-po phải trở thành một con tôm có khả năng tiết ra những chất độc, có sức răn đe để vừa có thể sống chung với các loài cá lại không bị những loài cá lớn nuốt chửng\. Luận thuyết này đã trở thành tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ các quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng nền quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang và là cơ sở để nước này đề ra và thực hiện phương châm chiến lược hỏ và tinh\ trong xây dựng lực lượng hải quân của nước mình. Theo đó, hỏ\ là quan điểm mang tính định lượng, \tinh\ là quan điểm mang tính định tính; hỏ và tinh\ là giải quyết mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, để đảm bảo sao cho với quân số có hạn, nhưng lực lượng hải quân phải đạt được trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ở mức cao nhất, tinh nhuệ nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trong vùng biển của mình. Hải quân Xin-ga-po có khoảng 9.000 quân, biên chế thành Hạm đội, Bộ chỉ huy ven biển, Bộ chỉ huy hậu cần hải quân, Bộ chỉ huy huấn luyện và các đơn vị đặc nhiệm. Hạm đội có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vùng biển ở eo biển Xin-ga-po, gồm 2 hải đội, 1 đội tầu ngầm và 2 đội bảo vệ căn cứ. Bộ chỉ huy ven biển có nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở khu vực ven biển, gồm đội tầu tuần tra, đội tầu chống ngầm, đội tầu rà phá bom mìn, đội tầu cảnh giới và đội bảo vệ bờ biển. Bộ chỉ huy hậu cần chịu trách nhiệm bảo đảm hậu cần cho các đơn vị hải quân và quản lý 2 cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và bảo đảm vật tư hậu cần, kỹ thuật. Bộ chỉ huy huấn luyện có nhiệm vụ đảm bảo công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho quân chủng. Các đơn vị đặc nhiệm, bao gồm: chống ngầm, trinh sát, công binh, hóa học... Với quân số và tổ chức biên chế như vậy, để nâng cao khả năng tác chiến, Hải quân Xin-ga-po coi trọng hàng đầu việc đổi mới phương thức, nghệ thuật tác chiến, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh cục bộ hiện đại trên biển , tập trung vào 4 mặt chủ yếu: Thứ nhất , xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, nhằm đối phó có hiệu quả với các cuộc tiến công từ hướng biển của đối phương. Thời gian qua, Xin-ga-po đã đầu tư xây dựng căn cứ Chan-gi thành căn cứ hải quân lớn nhất và hiện đại nhất của nước này. Đây là trung tâm chỉ huy và là nơi neo đậu của tầu ngầm và nhiều tầu chiến đấu hiện đại của quân chủng, mà theo các chuyên gia quân sự của Xin-ga-po, từ căn cứ Chan-gi, hải quân nước này có thể nâng cao đáng kể khả năng kiểm soát và phòng thủ ở eo biển Xin-ga-po. Cùng với đó, Xin-ga-po cũng tổ chức bố trí các lực lượng, phương tiện chiến đấu của hải quân, nhằm tạo thế phòng ngự có chiều sâu, gồm nhiều tầng, nhiều tuyến từ tiền duyên trên biển xa tới bờ biển. Trên các tuyến, nhất là thuộc hướng và khu vực biển trọng yếu chiến lược, các kế hoạch tác chiến đều được tính toán kỹ lưỡng, nhằm tận dụng tối đa lợi thế của địa hình, địa vật, phát huy được sở trường, thế mạnh về cơ động và hỏa lực của từng đơn vị, lực lượng; đồng thời, tăng cường khả năng phối hợp, chi viện tác chiến cho nhau trong suốt chiều sâu phòng ngự. Thứ hai , nâng cao khả năng trinh sát, nắm chắc tình hình mục tiêu để giành chủ động trong tác chiến. Hải quân Xin-ga-po đã được trang bị nhiều phương tiện trinh sát - chỉ huy hiện đại, như máy bay trinh sát không người lái, máy bay cảnh giới báo động sớm E-2C ... Trong chương trình phát triển vũ khí, trang bị hải quân tới năm 2020, Xin-ga-po chủ trương phát triển hệ thống C4I (chỉ huy, điều khiển, truyền thông, máy