Thứ Bảy, 26/04/2025, 08:05 (GMT+7)
Bình luận - Phê phán Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Đó là sự cần thiết và có cơ sở về mặt lịch sử, chính trị và pháp lý.
Về mặt lịch sử, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 bắt nguồn từ lịch sử cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống thực dân, đế quốc. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) và chế độ XHCN hiện nay là thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Theo đó, hệ thống chính trị của đất nước (từ Trung ương đến cơ sở, từ năm 1946 đến nay) đều do Đảng CSVN lãnh đạo. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận: dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, nhân dân ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại: Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) buộc thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam; Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng triệu chiến sĩ cộng sản đã hy sinh hoặc bỏ lại một phần xương máu trên chiến trường, hay mang trong mình những căn bệnh quái ác - ảnh hưởng của chất độc da cam/đi-ô-xin… để đất nước có được độc lập dân tộc như ngày nay. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng CSVN khởi xướng và lãnh đạo, tổ chức thực hiện đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với những đóng góp to lớn đó của Đảng CSVN đối với dân tộc, tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đã coi Đảng CSVN là Đảng của mình (gọi là Đảng ta) và nguyện đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã xác định. Bởi vậy, sự lãnh đạo của Đảng được ghi ở Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là hoàn toàn hợp lý, không có gì bất thường, hay là “tiếm quyền” của nhân dân như luận điệu tuyên truyền của một số người muốn đưa dân tộc Việt Nam sang con đường khác. Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Nhà nước và xã hội là sự phản ánh thực tiễn lịch sử cách mạng ngót một thế kỷ qua của dân tộc Việt Nam.
Về mặt chính trị, tư tưởng, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng CSVN là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng (từ khi ra đời đến nay) là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Con đường cách mạng Việt Nam là phát triển không ngừng từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Con đường đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật lịch sử dân tộc và xu hướng của thời đại, vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam; đồng thời, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, vì hòa bình, phát triển của nhân loại. Trải qua những biến cố của lịch sử, Đảng CSVN đã kiên trì lãnh đạo, tổ chức nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh đại đoàn kết, đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dân tộc ta đã khảo nghiệm nhiều con đường giải phóng dân tộc khác nhau để thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Điển hình như: con đường đấu tranh vũ trang theo tư tưởng phong kiến của cụ Hoàng Hoa Thám; dựa vào nước ngoài để cứu nước qua phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; cải cách xã hội theo chế độ dân chủ tư sản bằng phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh… Tất cả các con đường đó đều thất bại. Từ năm 1930, dưới ánh sáng của con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CSVN lãnh đạo, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin mới giành được độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước.
Một trong các “lý do” mà một số người muốn phủ nhận Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là viện dẫn “tính ưu việt” của nền chính trị đa nguyên, đa đảng ở các nước TBCN. Vậy chế độ đó ra đời như thế nào? Về mặt lý luận và thực tiễn, thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng là kết quả “tìm kiếm sự cân bằng”, chia sẻ quyền lực, dựa trên sức mạnh của các lực lượng chính trị tham gia cách mạng sau khi giành thắng lợi. Như vậy, chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng, chứ không phải là sự lựa chọn “khôn ngoan” của lực lượng chính trị chiến thắng. Ở nhiều quốc gia TBCN, trong nhiều thập kỷ đã tồn tại chế độ một đảng lãnh đạo mà xã hội vẫn ổn định, phát triển. Ngược lại, nhiều nước theo chế độ đa đảng đã rơi vào bất ổn chính trị kéo dài, khủng hoảng, bạo loạn. Không nhận thức đúng điều kiện lịch sử, bối cảnh chính trị cụ thể để xác định thể chế chính trị, lực lượng chính trị chiến thắng đều phải trả giá đắt. Cho đến nay, trên thế giới chưa có bất cứ một lực lượng cầm quyền nào tự mình từ bỏ quyền lực lãnh đạo, cầm quyền của mình. Ở Việt Nam, các bản hiến pháp các năm: 1946, 1959, 1980, 1992 là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng CSVN lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Vì vậy, Quốc hội Khóa VI của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đưa Điều 4 vào Hiến pháp năm 1980 với nội dung: Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và Hiến pháp năm 1992 tiếp tục kế thừa quy định trên. Quy định này là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn chính trị của đất nước.
Về mặt pháp lý, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 không chỉ dựa trên nguyên tắc pháp quyền của nền dân chủ XHCN do nhân dân ta xây dựng, mà còn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều 4 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” được Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định. Nếu tính từ khi được ghi vào văn bản Hiến pháp thì Điều 4 đã tồn tại trên 30 năm, trải qua 7 khóa Quốc hội (Khóa VI - Khóa XIII). Như vậy là, Điều 4 đã trải qua sự khảo nghiệm khắt khe của thực tiễn, có cơ sở pháp lý rõ ràng và đi vào lịch sử dân tộc ta như một đặc trưng về văn hóa - chính trị Việt Nam. Trong thực tế, Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các chủ trương, đường lối; bằng việc giới thiệu cán bộ, đảng viên tham gia hệ thống chính trị, trước hết là bộ máy chính quyền các cấp. Khoản 3, Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Về mặt pháp lý quốc tế, Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình”. Như vậy, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là kết quả nội luật hóa pháp luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam; đồng thời, thể hiện quyền và trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được đặt ra; và tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nghị quyết chỉ rõ: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố. Thế nhưng, trên một số trang mạng đã xuất hiện những ý kiến đóng góp không dựa trên Nghị quyết số 38/2012/QH13. Họ đã gợi ý xây dựng bản hiến pháp theo mô hình hiến pháp “Cộng hòa tổng thống” của phương Tây và xem đó là giải pháp duy nhất cho con đường phát triển của Việt Nam(!) Cần phải khẳng định ngay rằng: Việt Nam rất cần và có thể học hỏi, chọn lọc những thành tựu tư duy pháp lý của các dân tộc, nhưng những kinh nghiệm đó phải được vận dụng phù hợp với đặc thù văn hóa, lịch sử của Việt Nam chứ không phải là sao chép. Trên thế giới không có bản hiến pháp nào làm khuôn mẫu chung cho mọi nhà nước, mọi dân tộc. Xây dựng và hoàn thiện hiến pháp là công việc hệ trọng của mỗi đất nước. Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, các công ước quốc tế về quyền con người đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết. Trong đó, các dân tộc có toàn quyền lựa chọn mô hình chính trị, kinh tế, xã hội cho mình, mà không một quốc gia nào, thậm chí cả Liên hợp quốc có quyền can thiệp.
Những kiến nghị xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992 về thực chất là xóa bỏ một yếu tố cơ bản, quyết định đến sự tồn tại của chế độ XHCN, chỉ là những ý kiến riêng lẻ, lạc lõng của một số người núp bóng dân chủ. Nó không chỉ sai lầm về khoa học, mà còn nguy hại về chính trị.
Không phủ nhận ngày nay trong Đảng có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Giải pháp phòng, chống tình trạng đó phải là tổng thể các biện pháp, như: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên; giữ vững nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm khuyết điểm, nếu vi phạm nghiêm trọng thì đưa họ ra khỏi Đảng, ra khỏi vị trí chính quyền; nếu vi phạm pháp luật thì phải được xử lý công minh bằng luật pháp. Tuyệt nhiên, đó không thể là “giải pháp” đưa Điều 4 ra ngoài Hiến pháp, hoặc Đảng CSVN từ bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của mình như có người đã “gợi ý”.
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 không chỉ thể hiện quyền, mà còn thể hiện trọng trách của Đảng CSVN trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; đồng thời, là tiền đề, điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
TRUNG SƠN
Có sở,điều 4 hiến pháp
“Phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” - Luận điệu xuyên tạc vô căn cứ 16/04/2025
“Không có gì mới trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng” - luận điệu sai trái cần đấu tranh bác bỏ 13/03/2025
Cảnh giác với những lời kêu gọi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam 06/03/2025
Thành tựu phát triển của đất nước bác bỏ mọi sự xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng 28/02/2025
Làm phá sản mọi chiêu trò chống phá công tác nhân sự đại hội của Đảng 17/02/2025
Bác bỏ mọi xuyên tạc về quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam 13/02/2025
Không thể xuyên tạc, phủ nhận vai trò của các cơ quan dân cử ở nước ta 22/01/2025
Không thể xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước 20/01/2025
Bác bỏ luận điệu phủ nhận vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại 16/01/2025
Kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu tuyệt đối hóa vũ khí công nghệ cao, phủ nhận đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng 10/01/2025
“Phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” - Luận điệu xuyên tạc vô căn cứ