Chủ Nhật, 24/11/2024, 01:05 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Ngày 14-7-2015, Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện. Thỏa thuận cho phép dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lấy việc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này hạn chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi suốt gần 13 năm qua.
Thỏa thuận là một lộ trình đồ sộ mang tính nguyên tắc cao có tác dụng giám sát hoạt động hạt nhân của Iran trong nhiều năm tới, gồm ba nội dung trụ cột là: Iran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân trong ít nhất một thập kỷ; quốc tế dỡ bỏ cấm vận chống Iran; tăng cường các biện pháp kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran.
Theo đó, Iran không buộc phải phá bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, thay vào đó, quốc tế chỉ tập trung giám sát, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ hơn các cơ sở hạ tầng với mục đích ngăn chặn Tehran tái khởi động cuộc chạy đua bí mật sản xuất vũ khí hạt nhân.
Về phần mình, để được dỡ bỏ cấm vận, Iran sẽ cho phép thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này, cụ thể là cho phép các thanh sát viên Liên hợp quốc tới giám sát các cơ sở quân sự. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt có thể bị khôi phục trong 65 ngày nếu Iran vi phạm thỏa thuận đã thống nhất với sáu cường quốc. Lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục duy trì trong năm năm, trong khi các lệnh trừng phạt về tên lửa đạn đạo đối với Iran sẽ kéo dài thêm tám năm.
Chương trình hạt nhân Iran từ lâu đã được coi là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lịch sử đương đại. Vì thế, thỏa thuận vừa đạt được đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Tehran với các quốc gia phương Tây. Ngay sau khi thỏa thuận đạt được, dư luận quốc tế đã bày tỏ sự quân tâm đặc biệt đối với vấn đề này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh thỏa thuận "lịch sử" nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran, cho rằng thỏa thuận này có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông. Ông Ban Ki-moon ca ngợi "sự quyết tâm và cam kết" của các nhà đàm phán, cũng như "sự dũng cảm của các lãnh đạo" đã phê chuẩn thỏa thuận này.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cho rằng thỏa thuận là "tia hy vọng cho toàn thế giới, mở ra một chương mới trong các mối quan hệ quốc tế và cho thấy các biện pháp ngoại giao và hợp tác có thể giúp vượt qua những căng thẳng và đối đầu kéo dài nhiều thập kỷ."
Từ Iran, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố thỏa thuận vừa đạt được với Nhóm P5+1 sẽ mở ra “một chân trời mới” trong quan hệ giữa nước này với cộng đồng quốc tế, trong khi Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tin tưởng thỏa thuận sẽ mở ra "một chương mới của hy vọng" cho đất nước Hồi giáo này.
Những ý kiến đánh giá cao đầu tiên của quốc tế về thỏa thuận chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ có "hiệu quả vững chắc" trong ít nhất 10 năm tới. Ông hy vọng các doanh nghiệp Pháp sẽ được dành chỗ đứng "xứng đáng" trên thị trường Iran.
Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz thì cho rằng thỏa thuận dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy hạn chế chương trình hạt nhân của Iran sẽ khai thông cho dòng đầu tư vào quốc gia Hồi giáo này.
Cố vấn An ninh quốc gia đất nước láng giềng với Iran là Pakistan cũng hoan nghênh thỏa thuận trên và hy vọng nó sẽ “bật đèn xanh” cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Iran đến Pakistan vốn bị Washington áp lệnh cấm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh thỏa thuận và tuyên bố Moskva sẽ nỗ lực hết sức để những thỏa thuận này được triển khai đầy đủ. Tổng thống Nga đánh giá bản thỏa thuận cho thấy các bên tham gia đàm phán đã kiên quyết lựa chọn ổn định và hợp tác, điều này được ghi nhận trong Nghị quyết Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn triển khai thỏa thuận, cũng như sẵn sàng chuyển số urani làm giàu thấp của Iran sang lãnh thổ Nga, để đối lấy urani tự nhiên.
Trong khi chính giới Mỹ còn nhiều ý kiến khác nhau về sự kiện này, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và Nhóm P5+1 như một cơ hội đáng để nắm lấy, đồng thời cảnh báo với Quốc hội Mỹ rằng ông sẽ phủ quyết mọi đạo luật ngăn cản việc thực thi thành công thỏa thuận này.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa Iran và các cường quốc P5+1 sẽ bảo vệ hệ thống không phổ biến hạt nhân toàn cầu và là minh chứng cho thấy thế giới có thể giải quyết các vấn đề cấp bách thông qua đối thoại.
Ngược lại, Israel, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông đã lập tức chỉ trích thỏa thuận này. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó ông Netanyahu đã bày tỏ sự quan ngại của Israel về thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa các cường quốc thế giới và Iran. Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Moshe Yaalon tuyên bố một khi các cường quốc Phương Tây đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, nhà nước Do Thái sẽ buộc phải "tự bảo vệ mình."
Trên thị trường thế giới, giá dầu đã ngay lập tức giảm sau thỏa thuận này và dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Nghiêm Hạnh tổng hợp (Nguồn Vietnam+)
Hạt nhân,Iran,thỏa thuận,P5+1
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia 23/11/2024
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái