Thứ Bảy, 23/11/2024, 23:54 (GMT+7)
Bình luận - Phê phán Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày 22-5 tới đây cử tri cả nước tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong khi nhân dân ta náo nức đón chờ ngày hội của dân tộc - sự kiện chính trị quan trọng của đất nước - thì những kẻ thù địch, phản động lại tìm mọi cách chống phá bằng những thủ đoạn thâm độc, hèn hạ. Trong đó, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc bầu cử được họ xác định là một trọng điểm.
Để xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc bầu cử sắp tới, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động đã cấu kết tổ chức lực lượng trong và ngoài nước mở chương trình tuyên truyền chống phá bằng nhiều hình thức, phương tiện. Họ rêu rao rằng: Đảng lãnh đạo bầu cử là vi phạm Hiến pháp “có hệ thống”(!). Không những thế họ trơ trẽn ngụy biện Hiến pháp năm 2013 cũng như các bản hiến pháp trước đó hiến định lãnh đạo Nhà nước và xã hội tức là đã đặt Đảng cao hơn Quốc hội, là “truất quyền của Quốc hội”(!). Tiếp đó họ viện dẫn “Mới đây, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, như vậy là Hiến pháp bị đặt dưới Cương lĩnh của Đảng, thì đó cũng là một lời tuyên bố vi hiến”(!). Đúng là những luận điệu xằng bậy, lừa bịp. Thử hỏi ở Việt Nam ai xây dựng nên Hiến pháp? Những người yêu nước, tất thảy công dân Việt Nam đều thấy rất rõ và khẳng định rằng đó là nhân dân. Hiến pháp là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân, toàn Đảng; là đạo luật gốc của quốc gia và mọi tổ chức, công dân Việt Nam phải chấp hành. Đảng ta là đảng cầm quyền. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, lãnh đạo tổ chức các sự kiện, các vấn đề hệ trọng của đất nước, mà cụ thể ở đây là bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là hoàn toàn hợp hiến, là tuân thủ Hiến pháp, là thực hiện bổn phận của mình theo quy định của Hiến pháp. Vậy sao có thể nói hoạt động đó của Đảng là vi hiến, là “truất quyền của Quốc hội”? Chỉ khi ngược lại, tức là Đảng không lãnh đạo bầu cử theo Hiến pháp thì mới là vi hiến. Đảng ta thực hiện đúng quy định của Hiến pháp - lãnh đạo, Đảng cầm quyền, nhưng tuyệt nhiên không lạm quyền, không làm thay Nhà nước, Quốc hội. Tổ chức, điều hành, bao gồm cả hoạt động kiểm tra, giám sát đều do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Trung ương và địa phương - thực hiện cùng sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Hãy ngược dòng lịch sử, nhìn lại quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn mọi người đều thấy, trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, Đảng giữ vai trò lãnh đạo các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu đó của cách mạng Việt Nam. Khi có chính quyền, Đảng được trao sứ mệnh trở thành đảng cầm quyền (Hiến pháp quy định) thực hiện quyền lãnh đạo đổi với Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cũng là Đảng lãnh đạo chính quyền. Nói cách khác, Đảng không lãnh đạo thì không thể cầm quyền. Vì thế, các bản Hiến pháp của nước ta thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn đúng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Điều đó càng chứng tỏ những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch về Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nói chung, về bầu cử nói riêng là hoàn toàn xuyên tạc nhằm mưu đồ xấu.
Họ rêu rao rằng, trong các cuộc bầu cử, “người dân được đi bầu nhưng toàn bộ quá trình, quy trình, thủ tục bầu cử vẫn bị chi phối, chịu tác động bởi Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đó là sự phán đoán hồ đồ, thiếu căn cứ, xuyên tạc bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp nước ta đã thừa nhận vai trò của Đảng. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chứ không làm thay hay áp đặt. Việc cử tri lựa chọn ứng viên nào là quyền của mỗi người, Đảng hoàn toàn không áp đặt cử tri phải bỏ phiếu cho người này, người khác, đặc biệt không có chuyện áp đặt cử tri phải bỏ phiếu cho người của Đảng. Đồng thời, việc lãnh đạo của Đảng không có mục đích nào khác ngoài mục đích để Cuộc bầu cử bảo đảm an ninh, an toàn, phát huy dân chủ, thực sự trở thành ngày hội của toàn dân. Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 yêu cầu “bảo đảm Cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật”. Theo đó, phải “bảo đảm tỷ lệ người ứng cử đại biểu Quốc hội là nữ, người dân tộc thiểu số đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là người ngoài Đảng, các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh”; “bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng chỉ để người dân thực hiện quyền công dân của mình tốt hơn mà thôi.
Ở Việt Nam thực hiện bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín, trực tiếp. Điều đó, không đồng nghĩa với việc tất cả những ai ứng cử đều đưa ra bầu. Bởi, nếu làm như vậy thì không thể tổ chức chặt chẽ, cho nên nhất thiết phải qua các vòng hiệp thương theo luật định để nhân dân lựa chọn, nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng, cơ cấu, thành phần phù hợp để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Hội nghị Hiệp thương thực chất là cơ chế thể chế hóa dân chủ của quy trình bầu cử. Nếu không có các hội nghị này thì không thể có một danh sách đề cử mang đầy đủ tính đại diện (các giai cấp, tầng lớp, thành phần dân tộc, giới tính, tôn giáo,…) tham gia cơ quan quyền lực Nhà nước. Do đó, không thể bảo đảm quyền của người dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước. Kết quả hiệp thương là cơ sở quan trọng để cử tri lựa chọn khi bỏ phiếu bầu được những người đủ đức, tài phụng sự đất nước. Vậy, hội nghị hiệp thương há chẳng cần thiết sao?
Pháp luật Nhà nước Việt Nam không phân biệt người tự ứng cử và người được tổ chức giới thiệu ứng cử. Cả hai thành phần trên đều có thể có quyền trúng hoặc trượt ngay từ các vòng hiệp thương. Vậy mà vừa qua, có một số người tự ứng cử nhưng không đủ tiêu chuẩn vẫn được các thế lực bên ngoài và những phần tử cơ hội trong nước cổ súy, hậu thuẫn bằng đủ mọi cách. Điều đáng nói ở chỗ, khi những người này trượt từ vòng hiệp thương (không được nhân dân lựa chọn) thì họ tuyên truyền, kích động tẩy chay hội nghị hiệp thương. Trong khi đó, họ cố tình lờ đi chuyện bầu cử ở các quốc gia theo chế độ đa đảng. Các ứng viên của mỗi đảng cũng phải tranh cử qua các vòng ở từng khu vực. Cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng mà họ lựa chọn. Do đó, số đại biểu của các đảng chính trị trong nghị viện (quốc hội) thường chiếm đa số. Số đại biểu tự do trúng cử rất ít. Ở Việt Nam cũng như những quốc gia theo chế độ một đảng lãnh đạo, đại biểu quốc hội (nghị viện) là đảng viên của đảng chiếm đa số cũng là lẽ thường. Vậy mà, họ lại cho là Việt Nam “vi phạm trắng trợn quyền hiến định cả của người ứng cử lẫn người bầu cử”. Thực chất đây là sự xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc bầu cử. Và sự xuyên tạc đó không nằm ngoài mục tiêu xuyên suốt của họ là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thượng tá, TS. NGUYỄN TIẾN HẢI, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Xuyên tạc,vai trò của Đảng
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm 07/11/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 30/10/2024
“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – sự đòi hỏi phi lý 07/10/2024
Phê phán quan điểm cho rằng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là “thiếu khoa học, không khả thi” 30/09/2024
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội ta 27/09/2024
Luận cứ đanh thép phản bác sự xuyên tạc đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng 26/09/2024
Phản bác luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 16/09/2024
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là “Đảng toàn dân” 28/08/2024
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử” – Luận điệu xuyên tạc lố bịch 19/08/2024
Cách mạng Tháng Tám - chân lý sáng ngời xua tan các luận điệu đen tối 19/08/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm