Thứ Sáu, 22/11/2024, 14:37 (GMT+7)
Bình luận - Phê phán Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Dư luận quốc tế tiếp tục bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam kể từ gần hai tháng qua.
Trong Công hàm của Bộ Ngoại giao Lào trả lời Công hàm của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nêu rõ: “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho rằng, Biển Đông là khu vực quan trọng và nhạy cảm, do đó việc duy trì và thúc đẩy hơn nữa hòa bình, ổn định, hợp tác là hết sức quan trọng. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang theo dõi chặt chẽ, lo ngại về diễn biến tình hình ở Biển Đông và đề nghị các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho rằng, việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đang có đà mạnh mẽ, trong khi các cuộc tham vấn chính thức về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang diễn ra, cần được duy trì và tăng cường hơn nữa, qua đó đóng góp cho việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.
Tại Buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Na Uy Lê Thị Tuyết Mai, bà An-ni-ken Hui-pheo (Anniken Huitfeldt), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy, bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc nêu trên và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bà An-ni-ken Hui-pheo hứa sẽ chuyển bức thư đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy. Trong bức thư này, phía Việt Nam nêu rõ việc làm sai trái của Trung Quốc và chủ trương của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan và lực lượng hộ tống; cùng Việt Nam đối thoại tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một thành viên, DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002.
Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Đa-vít Ơ-rây (David Arase), chuyên gia ngành chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), một cơ sở của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho rằng đây là mối quan ngại lớn vì có nguy cơ đẩy mọi việc vượt tầm kiểm soát. Giáo sư Đa-vít Ơ-rây nhấn mạnh, Trung Quốc coi Biển Đông là khu vực chiến lược nên rất muốn kiểm soát an ninh ở vùng biển này. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hành động quyết đoán hòng thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, cho dù cả giới quan chức và học giả Trung Quốc đều không có đủ lý lẽ chứng minh vùng biển nào thuộc chủ quyền của mình. Vì vậy, các yêu sách của Trung Quốc có thể sẽ còn thay đổi và đây là cơ hội cho các nước ASEAN cùng hợp tác đối phó.
Để giảm tối đa nguy cơ xung đột, Giáo sư Đa-vít Ơ-rây cho rằng, các nước ASEAN, mà Ma-lai-xi-a sẽ giữ chức Chủ tịch vào năm tới, nên thúc đẩy thảo luận về COC với Trung Quốc. Ông nhấn mạnh Ma-lai-xi-a có thể phát huy vai trò lãnh đạo, kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực của mình để thúc đẩy hai bên đạt được văn kiện này. Theo ông Đa-vít Ơ-rây, nếu COC được ký kết, các bên sẽ tuân theo các thủ tục thương lượng và hòa giải, đồng thời, có nguyên tắc để giải quyết khi xung đột xảy ra. “COC không phải là cơ chế chỉ ra “ai đúng ai sai”, mà để giúp các nước tránh xung đột. Tuy nhiên, để sớm đạt được thỏa thuận về COC, các nước ASEAN cần phải xích lại gần nhau và tiến hành thương lượng tập thể cũng như đa phương với Trung Quốc”, Giáo sư Đa-vít Ơ-rây nhấn mạnh.
Trong khi đó, ngày 22-6, bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt Nam tại Phrăng-phuốc/Mai và các vùng lân cận khu vực Tây Nam nước Đức đã tuần hành phản đối các hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông. Phát biểu trước đoàn tuần hành, ông Rốc-cô Phrít-dơ-ca (Rocco Fritzchka), một người bạn Đức, xúc động cho biết trái tim ông mách bảo phải ủng hộ người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh phản đối các hành vi sai trái, đáng lên án của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cũng tại Cuộc mít tinh tuần hành qua nhiều tuyến phố trung tâm của Phrăng-phuốc/Mai kéo dài hơn 3 giờ, ban tổ chức đã phát hàng nghìn tờ rơi tố cáo các hành vi sai trái của Trung Quốc và gửi kháng thư tới chính quyền Trung Quốc thông qua Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Phrăng-phuốc. Bất bình trước hành vi của Trung Quốc, nhiều bạn bè Đức và du khách quốc tế đã tự nguyện tham gia, cùng hòa chung đoàn tuần hành đến tận điểm dừng chân cuối cùng.
Nguồn: qdnd.vn
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm 07/11/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 30/10/2024
“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – sự đòi hỏi phi lý 07/10/2024
Phê phán quan điểm cho rằng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là “thiếu khoa học, không khả thi” 30/09/2024
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội ta 27/09/2024
Luận cứ đanh thép phản bác sự xuyên tạc đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng 26/09/2024
Phản bác luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 16/09/2024
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là “Đảng toàn dân” 28/08/2024
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử” – Luận điệu xuyên tạc lố bịch 19/08/2024
Cách mạng Tháng Tám - chân lý sáng ngời xua tan các luận điệu đen tối 19/08/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm