Thứ Năm, 24/04/2025, 05:55 (GMT+7)
Bình luận - Phê phán Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày 17-12-2010, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết H.Res.20, do nghị sĩ Ed Royce dự thảo, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “cần quan tâm đặc biệt” về tôn giáo (viết tắt là CPC). Đây là một nghị quyết sai trái, phản ánh không khách quan, không đúng tình hình thực tế đời sống tôn giáo ở Việt Nam, can thiệp trắng trợn và thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.Trong buổi họp báo sau đó, Ed Royce - tác giả của H.Res.20 - đã tuyên bố: “Chính quyền Ô-ba-ma nói đã thấy những bước tiến tích cực tại Việt Nam, nhưng bản thân tôi thì chẳng thấy gì cả. Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị tấn công”1. Để hiểu rõ tuyên bố này, xin hãy ngược lại dòng lịch sử:
Ngày 17-12-2010, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết H.Res.20, do nghị sĩ Ed Royce dự thảo, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “cần quan tâm đặc biệt” về tôn giáo (viết tắt là CPC). Đây là một nghị quyết sai trái, phản ánh không khách quan, không đúng tình hình thực tế đời sống tôn giáo ở Việt Nam, can thiệp trắng trợn và thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trong lịch sử loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời cùng với các quy phạm xã hội khác, như: phong tục, tập quán, đạo đức... Một trong những đặc trưng quan trọng của tôn giáo đó là việc mang đậm dấu ấn dân tộc, khu vực. Ngay cả khi một số tôn giáo đã phát triển rộng rãi trên thế giới thì nó vẫn mang dấu ấn mới nơi mà tôn giáo đó đã lan toả tới. Như mọi người đều biết, Phật giáo ở Việt Nam, ngoài những điểm thống nhất cơ bản, cũng có những điểm khác với phật giáo ở Trung Quốc và khác với ngay cả ở quê hương của tôn giáo này - Ấn Độ. Tương tự như vậy, đạo Hồi ở In-đô-nê-xia khác với đạo Hồi ở Iran. Đạo Thiên chúa ở I-xra-en khác với đạo Thiên chúa ở nhiều quốc gia châu Âu.
Một trong những sự khác biệt quan trọng nữa của tôn giáo, đó là mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, hay nói một cách cụ thể là mối quan hệ giữa tôn giáo với nhà nước, với chính quyền ở các quốc gia đều khác nhau. Trên thế giới hiện đang tồn tại nhiều mô hình nhà nước liên quan đến tôn giáo:
- Quốc gia tôn giáo (trường hợp nhà nước Va-ti-căng).
- Quốc gia có quốc đạo; ở đó, nhà nước dựa trên một tôn giáo nhất định (trường hợp các quốc gia Hồi giáo).
- Quốc gia đa tôn giáo; trong đó, một tôn giáo được nhà nước đề cao (trường hợp Hoa Kỳ...).
- Quốc gia đa tôn giáo; ở đó, các tôn giáo bình đẳng về mọi mặt (Việt Nam là một trường hợp).
Trong lịch sử, sự khác biệt về niềm tin, về mô hình “Tôn giáo-Nhà nước” như trên đã bị giai cấp thống trị lợi dụng dẫn đến sự xung đột giữa các tôn giáo. Các cuộc “Thập tự chinh” thời Trung Cổ ở châu Âu hay những cuộc xung đột tôn giáo gần đây ở châu Phi, I-rắc, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin... là những minh chứng.
Sự ra đời của Liên hợp quốc, với bản Hiến chương năm 1945 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống chính trị của nhân loại. Theo đó, những mâu thuẫn và khác biệt giữa các quốc gia - bao gồm chế độ chính trị, hệ tư tưởng và cả tôn giáo..., phải được giải quyết trên cơ sở: “Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc”2. Ngày nay, tuyệt đại các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc luôn tôn trọng nguyên tắc nói trên, cũng tức là thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, ở một số quốc gia vẫn còn những lực lượng dân tộc cực đoan, bám giữ tư duy chính trị cũ, vi phạm nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết, mưu toan áp đặt mô hình của mình cho các quốc gia khác. Nghị quyết H.Res.20 của Hạ nghị viện Hoa kỳ do ông Ed Royce soạn thảo là một ví dụ.
Mô hình tự do tôn giáo của Hoa Kỳ khác biệt lớn với nhiều quốc gia đa tôn giáo khác, trong đó có Việt Nam. Cần thấy rằng, tỷ lệ dân số theo Thiên chúa giáo ở Hoa Kỳ rất cao (khoảng trên 70%) hoặc ở đây con chiên sùng đạo hơn ở nhiều quốc gia khác. Mặt khác, ở Hoa Kỳ, Thiên chúa giáo được Nhà nước đề cao hơn các tôn giáo khác; nhiều hoạt động chính thức của Nhà nước gắn liền với Thiên chúa giáo, như: trong các kỳ họp Quốc hội thường bắt đầu bằng việc cầu kinh (Thiên chúa giáo). Trong nghi thức nhậm chức, tân Tổng thống phải đặt tay lên một cuốn Kinh thánh để tuyên thệ và trên đồng đô-la Mỹ có ghi dòng chữ “In God we trust” (chúng ta tin tưởng vào Chúa)... Ngược lại, các tôn giáo khác thường chịu nhiều thiệt thòi. Từ sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, giáo dân Hồi giáo bị kỳ thị nặng nề. Tháng 9 vừa qua, một mục sư (Tin lành) - ông Giôn, ở bang Phơ-lo-ri-đa (Hoa Kỳ) đã lên kế hoạch thu thập và đốt kinh Cô-ran (đạo Hồi), nhưng sự việc không thành. Giới khoa học Hoa Kỳ thì cho rằng, việc đề cao tôn giáo nói chung đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập bộ môn sinh học ở đất nước này. Ở nhiều trường công, tuy được phép dạy Thuyết tiến hoá của Đác-Uyn, nhưng giáo viên không dám đưa vào chương trình giảng dạy vì sợ trù dập hoặc phụ huynh kỳ thị. Việc quản lý tôn giáo ở Hoa Kỳ cũng khác với nhiều quốc gia. Có người nghĩ rằng, ở Hoa Kỳ, các hoạt động tôn giáo được hoàn toàn tự do, nhà nước không quản lý, không can thiệp. Đó là một nhận thức sai lầm, không đúng với tình hình thực tế ở quốc gia này. Hoa Kỳ vẫn quản lý chặt chẽ tôn giáo. Hãy lấy một vụ, tháng 4-2008, cảnh sát bang Tết-dát (Texas) đã đột nhập, giải toả khu liên hợp (là nơi sinh hoạt) của giáo phái Đa thê, giải cứu hơn 500 trẻ em thường xuyên bị đánh đập, hành hạ, hàng trăm phụ nữ (kể cả vị thành niên) bị bắt làm nô lệ tình dục. Vị giáo chủ ở đây có tới 150 vợ. Vụ việc đã được đưa ra xét xử tại toà án Tết-dát:3… Có người gọi phương thức quản lý tôn giáo của Hoa Kỳ là “phí trả sau”, nghĩa là công dân có nhiều quyền và tự do, bao gồm cả quyền kỳ thị các tôn giáo khác (mục sư Giôn đòi đốt kinh Cô-ran là một ví dụ), nhưng những hoạt động vi phạm pháp luật vẫn bị trừng phạt. Như vậy, có thể nói, mô hình tự do tôn giáo của Hoa Kỳ khá đặc biệt. Nó có thể thích hợp với Hoa Kỳ, song không thể coi đó là chuẩn mực cho các quốc gia, dân tộc khác.
Ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của cả dân tộc. Cùng với sự tồn tại và phát triển, Việt Nam đã trở thành quốc gia đa tôn giáo. Sự khác biệt nào đó giữa người có đạo và người không có đạo, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác không làm mất đi ý thức chung về một dân tộc Việt Nam, một Tổ quốc Việt Nam có cùng cội nguồn - con Lạc, cháu Hồng. Tuy nhiên, chỉ từ khi dân tộc ta giành được độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mới được ghi nhận trong Hiến pháp và trong đời sống xã hội. Hơn nữa, chỉ có dưới chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, các tôn giáo mới có điều kiện đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự và chúc mừng Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 (Ảnh: Ban Tôn giáo Chính phủ)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự và chúc mừng Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 (Ảnh: Ban Tôn giáo Chính phủ)
Lịch sử còn ghi lại rằng, vào thế kỷ XVIII, XIX, chúa Nguyễn và chúa Trịnh đã từng trục xuất các Thừa sai và đàn áp Thiên chúa giáo. Ngược lại, sau khi xâm lược, áp đặt chế độ thống trị của mình ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách phân biệt đối xử giữa các tôn giáo - ưu đãi Thiên chúa giáo. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, nhiều cơ sở Giáo hội đã trở thành nơi tích tụ ruộng đất4. Tương tự như vậy, ở miền Nam khi đế quốc Mỹ cai trị, nhiều cuộc đàn áp các tôn giáo, nhất là Phật giáo đã diễn ra ở nhiều nơi, điển hình là cuộc đàn áp Phật giáo ở Sài Gòn và Huế, tháng 5-1963. Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính sách bất công của Mỹ và chính quyền tay sai5.
Sau khi Tổ quốc thống nhất, nhân dân bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định mà các tôn giáo còn được Nhà nước giúp đỡ, khuyến khích, phát huy vai trò xã hội của mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khoá IX) đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong cả nước ta”, “Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”6. Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, nước ta có 6 tôn giáo lớn: Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà hảo, Hồi giáo, với số giáo dân lên tới trên 20 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số7. Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tăng giáo dân tương tự như tỷ lệ tăng dân số. Như vậy, ở Việt Nam không có chuyện “vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”; không có chuyện “các quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị tấn công” như Nghị quyết H. Res.20 và ông Ed Royce nói.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, các tôn giáo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trên lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh, sử dụng y học dân tộc miễn phí; nhiều lớp học tình thương, dạy nghề cho người khuyết tật, người nhiễm HIV, nuôi dưỡng trẻ mồ côi hoặc bị bố mẹ bỏ rơi, cứu giúp đồng bào vùng bị thiên tai..., do các tôn giáo đảm nhận, đã góp phần giảm bớt khó khăn cho Nhà nước. Ở Việt Nam, cộng đồng các tôn giáo là một thành tố tích cực của chế độ xã hội XHCN. Đó là một thực tế không thể bác bỏ được.
Không phủ nhận rằng, ở Việt Nam có một số nhỏ chức sắc và giáo dân bị bắt và phạt tù. Nhưng, họ bị xử phạt không phải vì lý do tôn giáo mà bị xử phạt vì lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cũng như nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng với những người không có đạo. Không có chuyện người có đạo được ưu tiên - không chịu sự ràng buộc của pháp luật hoặc đòi hỏi Nhà nước phải tuân theo một mô hình tôn giáo nào đó.
Lại nói về quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Ed Royce nói: “Nếu muốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân mình, kể cả tự do tín ngưỡng”. Có thể nói: quan điểm trên của Ed Royce vừa cổ hủ, vừa thiển cận. Cổ hủ vì Ed Royce vẫn cho rằng Hoa Kỳ luôn là siêu cường số một, là người có quyền ban phát và ra lệnh cho các quốc gia khác. Ông không hiểu rằng, sự phát triển của mỗi quốc gia ngày nay, kể cả Hoa Kỳ đều tuỳ thuộc lẫn nhau. Thiển cận là vì ông không thấy một thực tế là không phải chỉ có Việt Nam có lợi, mà cả Hoa Kỳ cũng có lợi trong quan hệ hợp tác với Việt Nam. Hơn nữa, hợp tác với Việt Nam, Hoa kỳ còn có lợi ích trong quan hệ với ASEAN, với khu vực Đông Nam Á nói chung về nhiều mặt.
Thử hỏi, ông Royce căn cứ vào đâu để khuyên Nhà nước Việt Nam “phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân mình”? Xin nhắc ông Royce và những ai có cùng suy nghĩ như ông rằng, chỉ từ khi dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đứng lên giành được độc lập dân tộc (năm 1945), nhân dân Việt Nam mới có Hiến pháp, mới có các quyền công dân và quyền con người. Không có lý do gì để Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chống lại nhân dân mình. Hơn nữa, chính vì tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân, mà Việt Nam đã giữ vững độc lập dân tộc và đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới.
Cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, sự khác biệt về mô hình, quan điểm trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo giữa các quốc gia là bình thường. Hoa Kỳ không nên và không có quyền áp đặt mô hình của mình cho Việt Nam, vì điều đó đi ngược lại các nguyên tắc và lợi ích trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Việt Nam.
BẮC HÀ
___________
1- Theo: News - Vietnamese, ngày 17-12-2010.
2- Trung tâm nghiên cứu quyền con người, “Các Văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”, H.7-2002, tr.20
3- Theo Daily Mail- “Nhức nhối giáo phái Đa thê”, Internet cập nhật, 7-4-2008.
4- Trần Tam Tính - “Thập giáo và lưỡi gươm”, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 1988, tr.78
5- Viện Sử học - “Việt Nam những sự kiện”, Tập I, Nxb KHXH, H.1975, tr. 306, 307.
6- ĐCSVN - Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy... Nxb CTQG, H. 2003, tr.46,49.
7- Bộ Tư pháp - “Việt Nam với vấn đề quyền con người" , H. 2005, tr.251 - 256.
“Phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” - Luận điệu xuyên tạc vô căn cứ 16/04/2025
“Không có gì mới trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng” - luận điệu sai trái cần đấu tranh bác bỏ 13/03/2025
Cảnh giác với những lời kêu gọi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam 06/03/2025
Thành tựu phát triển của đất nước bác bỏ mọi sự xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng 28/02/2025
Làm phá sản mọi chiêu trò chống phá công tác nhân sự đại hội của Đảng 17/02/2025
Bác bỏ mọi xuyên tạc về quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam 13/02/2025
Không thể xuyên tạc, phủ nhận vai trò của các cơ quan dân cử ở nước ta 22/01/2025
Không thể xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước 20/01/2025
Bác bỏ luận điệu phủ nhận vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại 16/01/2025
Kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu tuyệt đối hóa vũ khí công nghệ cao, phủ nhận đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng 10/01/2025
“Phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” - Luận điệu xuyên tạc vô căn cứ