Những chủ trương công tác lớn Chuyên luận chỉ đạo

QPTD -Thứ Năm, 03/05/2012, 15:24 (GMT+7)
Toàn quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới

Ch th 32-CT/TW ca Ban Bí thư đã nhn mnh: ph biến, giáo dc pháp lut là mt b phn ca công tác giáo dc chính tr, tư tưởng, là nhim v ca toàn h thng chính tr đặt dưới s lãnh đạo ca Đảng. Chp hành Ch th ca Ban Bí thư, toàn quân luôn tích cc thc hin công tác này, góp phn quan trng vào vic xây dng Quân đội nhân dân “cách mng, chính quy, tinh nhu, tng bước hin đại”.

 

Trong Quân đội ta, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PB,GDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, nhằm tăng cường quản lý bộ đội bằng pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ (CB,CS). Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, cũng như yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, công tác PB,GDPL cần được đẩy mạnh, nhằm làm cho CB,CS hiểu biết sâu sắc và chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị. Những năm qua, do cấp ủy, người chỉ huy các cấp trong toàn quân đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ nội dung PB,GDPL, nên ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của CB,CS, công nhân viên quốc phòng có chuyển biến tích cực; tình hình vi phạm pháp luật, kỷ luật của CB,CS có xu hướng giảm; nền nếp chính quy, chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện được nâng cao. Điều đó đã góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, PB,GDPL trong Quân đội thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên quan tâm đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, PB,GDPL; chưa gắn công tác này với việc quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, chấp hành kỷ luật, nên còn để xảy ra vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Việc quản lý con người, xây dựng chính quy ở một số đơn vị chưa nền nếp, chặt chẽ; một số nơi thiếu nhạy bén, thụ động, nên còn để vụ việc bất ngờ xảy ra. Ý thức tự giác chấp hành kỷ luật của CB,CS (nhất là cán bộ cấp phân đội) chưa cao; tính nêu gương của cán bộ, đảng viên trước chiến sĩ và quần chúng chưa được phát huy tốt, v.v.

Nguyên nhân của những hạn chế trên, một mặt, là do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường; những hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng xấu đến nhận thức, lối sống của một bộ phận thanh niên trước khi nhập ngũ và quân nhân tại ngũ. Mặt khác, việc tham mưu, đề xuất để sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PB,GDPL và việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng về tuyên truyền, PB,GDPL chưa kịp thời. Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy trong nắm tình hình tư tưởng, quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội chưa cao. Một số cấp ủy, người chỉ huy chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác PB,GDPL; có lúc, có nơi còn coi đây là công việc của riêng cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ chuyên trách, nên chưa có biện pháp đồng bộ và kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Một số cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp; trong khi đó, công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Công tác tuyên truyền, PB,GDPL chưa thường xuyên gắn với công tác giáo dục chính trị, quản lý, rèn luyện kỷ luật, nên hiệu quả chưa cao. Việc kiểm tra và tự kiểm tra công tác tuyên truyền, PB,GDPL ở một số Hội đồng chưa thường xuyên và chưa có chiều sâu. Kinh phí để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PB,GDPL còn hạn chế…

Thời gian tới, nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới. Việc thực hiện kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, cũng có không ít những tác động tiêu cực. Lợi dụng tình hình đó cũng như các tác động từ mặt trái của hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi… Trong bối cảnh ấy, để Quân đội ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, các đơn vị phải tiến hành toàn diện các nội dung, biện pháp; trong đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PB,GDPL; tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PB,GDPL các cấp để có đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Hội đồng các cấp kịp thời xây dựng kế hoạch công tác PB,GDPL phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội và của từng đơn vị trong từng thời gian cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch đó, Hội đồng xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và duy trì các hoạt động theo quy chế. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội có liên quan xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, biên tập viên, phóng viên pháp luật để giúp cấp ủy, người chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả kế hoạch PB,GDPL. Hằng năm, Hội đồng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên. Đồng thời, có trách nhiệm định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Hội đồng phối hợp công tác PB,GDPL cấp trên về tình hình thực hiện công tác này ở cơ quan, đơn vị mình để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả cao.

Hai là, củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, PB,GDPL. Cùng với việc thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, PB,GDPL, các cấp cần chú trọng kiện toàn cán bộ pháp chế, cán bộ ở các cơ quan thực thi pháp luật; định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ tuyên truyền, PB,GDPL cho đội ngũ cán bộ chuyên trách pháp luật, cán bộ kiêm nhiệm, như: cán bộ chính trị (nòng cốt là cán bộ tuyên huấn), tác chiến, điều tra hình sự… Đồng thời, định kỳ tổ chức cuộc thi: “Người làm công tác tuyên truyền, PB,GDPL giỏi”, nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp công tác, để nâng cao chất lượng công việc. Cùng với đó, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên pháp luật trong các cơ quan báo chí, xuất bản, giáo viên pháp luật có đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp tuyên truyền, PB,GDPL. Căn cứ vào từng đối tượng, tình hình thực tiễn của mỗi cơ quan, đơn vị để có hình thức, biện pháp tuyên truyền, PB,GDPL phù hợp. Trong đó, các cấp cần thực hiện có hiệu quả 5 hình thức, biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua tuyên truyền miệng. Các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Chú trọng đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền, nhằm phát huy tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật.

Thứ hai, nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong các nhà trường quân đội. Các học viện, nhà trường quân đội phải xây dựng, hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật chính khóa phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên. Các nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho học viên tham gia các hoạt động sinh hoạt chính trị pháp lý. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bộ công cụ hỗ trợ dạy và học môn pháp luật, như: sách, tài liệu tham khảo, đĩa hình, giáo cụ trực quan khác.

Thứ ba, phát huy hiệu quả tuyên truyền, PB,GDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng của cơ quan, đơn vị, địa phương và Trung ương. Các cơ quan thông tin đại chúng của Quân đội (nhất là hệ thống loa truyền thanh cơ sở) duy trì thường xuyên, có chất lượng chuyên mục giáo dục pháp luật. Đi liền với đó là quan tâm đầu tư trang bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động này.

Thứ tư, đa dạng hóa các loại tài liệu tuyên truyền, PB,GDPL, như: sách, tờ gấp, băng, đĩa hình, đĩa tiếng, pa-nô, áp-phích và đề cao trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu từ Tủ sách, Ngăn sách pháp luật có hiệu quả. Cơ quan chức năng phải thường xuyên rà soát các loại văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, cập nhật, bổ sung văn bản pháp luật mới phù hợp với yêu cầu sử dụng của lực lượng vũ trang, chú ý loại sách hỏi đáp pháp luật; sử dụng có hiệu quả công báo và tài liệu trong Tủ sách, Ngăn sách pháp luật.

Thứ năm, đổi mới các hình thức thi tìm hiểu pháp luật; giao lưu, sinh hoạt văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật. Các cấp phát huy hiệu quả hình thức thi viết, thi bằng hình thức sân khấu hóa; đồng thời, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào các buổi giao lưu văn nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài pháp luật.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng cùng tham gia tuyên truyền, PB,GDPL và quản lý việc chấp hành pháp luật, kỷ luật của quân nhân. Các cấp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tuyên truyền, PB,GDPL; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp công tác PB,GDPL, các cơ quan pháp luật và cán bộ làm công tác pháp luật; thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Các đơn vị phát huy tốt vai trò của các tổ chức quần chúng trong Quân đội, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn tại cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp…, cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn và gia đình quân nhân cùng tham gia công tác tuyên truyền, PB,GDPL cũng như quản lý việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của quân nhân. Việc quản lý quân nhân phải toàn diện, chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng. Các cấp thường xuyên rà soát, nắm chắc chất lượng CB,CS thuộc quyền, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những quân nhân có phẩm chất đạo đức kém, vi phạm kỷ luật nhiều lần; đồng thời, thực hiện nghiêm kế hoạch công tác, quản lý chặt chẽ thời gian cả trong và ngoài giờ hành chính; duy trì và thực hiện đầy đủ các chế độ trong ngày, tuần; chấp hành nghiêm chế độ quản lý vũ khí, trang bị kỹ thuật. Trong các ngày lễ, Tết, nghỉ cuối tuần, phải tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao nhằm thu hút CB,CS tham gia, nhưng chú ý dành thời gian nhất định để quân nhân giải quyết việc riêng, không gây áp lực căng thẳng cho bộ đội.

Năm là, quan tâm bảo đảm quyền lợi của đội ngũ làm công tác tuyên truyền, PB,GDPL và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác này. Các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát các chế độ quy định về bảo đảm, quản lý, sử dụng kinh phí đối với công tác tuyên truyền, PB,GDPL; phát hiện những tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong đó, chú trọng bảo đảm kinh phí in, mua tài liệu pháp luật đến cấp đại đội và các Tủ sách, Ngăn sách pháp luật. Đồng thời, xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tăng cường kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và triển khai các đề án, hoạt động chỉ đạo điểm về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, PB,GDPL tại đơn vị.

Bên cạnh việc tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có; chủ động đầu tư thêm cơ sở vật chất từ nguồn vốn tự có và công sức của bộ đội để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, PB,GDPL; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên. Trong quá trình đầu tư cơ sở vật chất, cần tăng cường đầu tư ứng dụng kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PB,GDPL.

Sáu là, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra kiến thức pháp luật của CB,CS trong toàn quân. Hằng năm, từng cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung kiểm tra những vấn đề đã được học tập, đánh giá kết quả; kịp thời rút kinh nghiệm để cấp ủy, người chỉ huy có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có kết quả cao. Chú trọng công tác kiểm tra đột xuất của cấp trên đối với các mặt công tác của cơ quan, đơn vị cấp dưới; trong đó, chú ý lồng ghép nội dung kiểm tra nhận thức, kiến thức về pháp luật, kỷ luật của CB,CS và coi đây là một chỉ tiêu thi đua của từng cá nhân, đơn vị./.

Thượng tướng NGUYN THÀNH CUNG

y viên BCHTƯ Đảng, Th trưởng B Quc phòng

 

Ý kiến bạn đọc (0)

Quân đội tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới
Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành một trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp - nền tảng vững chắc để thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước