Thứ Sáu, 22/11/2024, 21:05 (GMT+7)
Biển đảo Việt Nam
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 40 km, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tổng diện tích khoảng 75.000 ha và là quần thể gồm các loài động vật, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của 03 con sông: Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái và kinh tế biển, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nằm trong thế phòng thủ hướng biển của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông Nam Bộ.
Theo các nghiên cứu khoa học, rừng ngập mặn Cần Giờ có môi trường tự nhiên rất đặc biệt - trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Hằng năm, rừng Cần Giờ nhận lượng lớn phù sa từ các con sông, cùng với tác động của thủy triều từ biển, tạo nên hệ động vật, thực vật phong phú. Về động vật, có khoảng 700 hệ thủy sinh không xương sống, khoảng 89 loài côn trùng, 282 loài cá, hơn 36 loài lưỡng cư, 36 loài bò sát, trên 164 loài chim và 35 loài thú; trong đó có 11 loài bò sát có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như: tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, cá sấu hoa cà, v.v. Về thực vật, với khoảng 150 loài, trở thành nguồn thức ăn và nơi trú ngụ cho nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. Với hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng, rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ có tác dụng tạo mảng xanh đô thị, cảnh quan thiên nhiên, trở thành “lá phổi xanh” cho các đô thị xung quanh, mà còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là vấn đề nước biển dâng, phòng hộ chống xói lở bờ biển, v.v. Nhờ có vị trí và tiềm năng đặc biệt, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam.
Từ một vùng đất nghèo, tiềm năng chưa được khai phá, Cần Giờ thực sự đổi thay khi được quy hoạch, đầu tư và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Đến với Cần Giờ, du khách có thể lựa chọn tham gia nhiều hoạt động du lịch, như: tham quan Đầm Dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim, ngắm đàn khỉ hoang dã, xem cá sấu săn mồi,... và tìm hiểu về hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng nơi đây. Ngoài ra, du khách có thể tham gia Lễ Nghinh Ông Cần Giờ và tham quan khu Căn cứ Rừng Sác - Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, dựa vào những lợi thế của rừng ngập mặn mang lại, Cần Giờ đang đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hải sản theo hướng an toàn, bền vững, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên với phát triển kinh tế biển, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Nằm trong quy hoạch không gian biển quốc gia và Chiến lược phát triển hướng biển của Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ đã và đang được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ về mọi mặt; phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Với tầm nhìn chiến lược và các giải pháp thiết thực, hiệu quả, trong tương lai không xa, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ sẽ ngày càng phát triển, nhất là trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, bảo đảm tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, góp phần củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn, trở thành “báu vật xanh”, hình mẫu tiêu biểu cho nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng ven biển của Việt Nam.
Thực hiện: CAO VƯƠNG
Vài nét về Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm y tế đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024) 22/11/2024
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An 14/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương 12/11/2024
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024) 11/11/2024
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo 07/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công tỉnh Kiên Giang 06/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng thành phố Cần Thơ 05/11/2024
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 10 năm 2024) 25/10/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU 24/10/2024
Bộ Quốc Phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Trà Vinh 17/10/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 10 năm 2024)
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công tỉnh Kiên Giang
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng thành phố Cần Thơ
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024)