Thứ Bảy, 23/11/2024, 09:49 (GMT+7)
Biển đảo Việt Nam
Cùng với xác định các quan điểm, mục tiêu và những định hướng, nhiệm vụ trong Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng ta cũng đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược quan trọng này; trong đó, tập trung đột phá vào các lĩnh vực then chốt sau.
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đảng ta chỉ rõ, cần tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển, v.v. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các đảo, đặc biệt là các đảo tiền tiêu.
2. Phát triển khoa học, công nghệ. Chú trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, công nghệ số; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước tài nguyên biển và hải đảo, v.v.
3. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên và môi trường biển; thực hiện nghiêm túc các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam đã tham gia, v.v. Đẩy mạnh việc tiếp xúc, giới thiệu, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, hợp tác đa phương trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột lợi ích liên quan đến tài nguyên và môi trường trên Biển Đông.
4. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực biển. Nhà nước đầu tư đào tạo hoặc liên kết với nước ngoài đào tạo đại học và sau đại học các chuyên ngành hiện chưa hoặc ít được đào tạo tại các cơ sở trong nước, từng bước cung ứng đủ nguồn nhân lực cho nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các nhà khoa học, chuyên gia vào làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, v.v.
5. Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm đa dạng hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ngoài nguồn từ ngân sách nhà nước. Chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn đầu tư bao gồm đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, viện trợ để phục vụ công tác quản lý, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, v.v.
Ngoài những giải pháp cơ bản trên, Đảng ta xác định: xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Chiến lược đề ra.
Với những nỗ lực không ngừng, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, sự chung tay hành động của người dân cùng sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức liên quan, tin tưởng chắc chắn rằng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tạo bước đột phá, góp phần hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Thực hiện: CAO VƯƠNG
Chiến lược khai thác,sử dụng bền vững tài nguyên,bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050,
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm y tế đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024) 22/11/2024
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An 14/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương 12/11/2024
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024) 11/11/2024
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo 07/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công tỉnh Kiên Giang 06/11/2024
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng thành phố Cần Thơ 05/11/2024
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 10 năm 2024) 25/10/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU 24/10/2024
Bộ Quốc Phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Trà Vinh 17/10/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 10 năm 2024)
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công tỉnh Kiên Giang
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng thành phố Cần Thơ
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Bình Dương
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
HỎI - ĐÁP: Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý (Kỳ 11 năm 2024)