Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi làm việc với khối các cơ quan tư pháp, thanh tra, pháp chế, kiểm toán, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi làm việc với khối các cơ quan tư pháp, thanh tra, pháp chế, kiểm toán, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

QPTD -Thứ Sáu, 07/06/2024, 13:54 (GMT+7)
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao và biểu dương các cơ quan tư pháp, thanh tra, pháp chế, kiểm toán, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, làm tốt chức năng tham mưu, triển khai thực hiện cơ bản tốt các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp trong tình hình mới

Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp trong tình hình mới

QPTD -Thứ Năm, 17/02/2011, 14:52 (GMT+7)
Cải cách tư pháp (CCTP) là một trong những mặt công tác trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước và là yêu cầu cấp thiết của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện mới... Đối với quân đội, thực hiện có hiệu quả công tác này sẽ trực tiếp góp phần vào thành công của sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh mới...     Thấy rõ tầm quan trọng của công tác CCTP, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về CCTP như: Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 (Khóa VIII), Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị. Đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020, đã thể hiện chủ trương, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh CCTP, với mục tiêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN .         Quán triệt và triển khai nhiệm vụ CCTP trong quân đội, Quân ủy Trung ương (QUTƯ) đã có Nghị quyết số 67 ngày 8-3-2007 về lãnh đạo thực hiện Chiến lược CCTP trong quân đội đến năm 2020; Bộ Quốc phòng (BQP) đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược CCTP trong quân đội cho từng giai đoạn; đồng thời, thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo CCTP-BQP để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện đã bảo đảm tính đồng bộ, thận trọng, chặt chẽ, có lộ trình cụ thể, bước đi phù hợp và đã đạt được kết quả quan trọng. Nổi bật là, đã triển khai quán triệt quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ CCTP của Nhà nước, của BQP đến tất cả các cấp, các đơn vị, nhất là đối với các cơ quan trong khối tư pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị, chất lượng các mặt công tác và hiệu quả hoạt động. Công tác tổng kết thực hiện văn bản quy phạm pháp luật được triển khai nghiêm túc, đề xuất được nhiều ý kiến thiết thực, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Các cơ quan tư pháp đầu ngành vừa thực hiện chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động tố tụng, vừa làm tốt chức năng tham mưu cho QUTƯ và BQP về phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, nâng cao kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội trong tình hình mới. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai sâu rộng cho các đối tượng là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các chủ trương, định hướng CCTP của Nhà nước. Công tác CCTP còn tập trung chăm lo, kiện toàn tổ chức biên chế các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ khối các cơ quan tư pháp có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn; chất lượng công tác tư pháp được nâng cao, bảo đảm đúng pháp luật. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động tư pháp được quan tâm, dần cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tố tụng. Cùng với những kết quả đạt được, công tác CCTP trong quân đội còn những hạn chế nhất định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tư pháp còn nhiều bất cập cả về tính đồng bộ, sự chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn pháp luật, dẫn tới việc vận dụng còn lúng túng, thiếu thống nhất. Sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm tra trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, còn thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ tư pháp ở tất cả các ngành còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn không đồng đều, một số cán bộ năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu CCTP đặt ra. Việc bảo đảm cơ sở vật chất, nhất là về trụ sở làm việc và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tư pháp còn nhi

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.