Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:31 (GMT+7)
Diễn biến Chiến dịch Huế - Đà Nẵng năm 1975
QPTD -Chủ Nhật, 21/08/2022, 21:31 (GMT+7) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 29/3/1975. Bao gồm ba chiến dịch nhỏ: Chiến dịch Trị Thiên - Huế (5/3-26/3), Chiến dịch Nam Ngãi (10/3-26/3) và Chiến dịch Đà Nẵng (26/3-29/3).
Nghệ thuật tạo và nắm thời cơ trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng năm 1975
QPTD -Thứ Hai, 21/02/2022, 08:06 (GMT+7) Chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng đã phá sản âm mưu co cụm chiến lược của quân ngụy tại khu vực Duyên hải miền Trung và làm thay đổi cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
QPTD -Thứ Năm, 26/03/2015, 09:23 (GMT+7) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 29/3/1975. Bao gồm ba chiến dịch nhỏ: Chiến dịch Trị Thiên - Huế (5/3-26/3), Chiến dịch Nam Ngãi (10/3-26/3) và Chiến dịch Đà Nẵng (26/3-29/3).
Đồng chí Phạm Hùng - người con ưu tú của Tổ quốc Việt Nam (*)
QPTD -Thứ Ba, 12/06/2012, 14:56 (GMT+7) Ngày 11-6-2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long, cùng đồng chí, đồng bào thành kính, trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng - người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người con ưu tú của dân tộc Việt Nam - của quê hương Vĩnh Long.
Bài học phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
QPTD -Thứ Hai, 23/04/2012, 02:10 (GMT+7) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc Tổng tiến công chiến lược đã để lại nhiều bài học quý, điển hình là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - một điển hình của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng
QPTD -Chủ Nhật, 21/08/2011, 00:22 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 21/02/2011, 14:54 (GMT+7) Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Nó là một điển hình của loại hình chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, với đặc trưng “ thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng ” , giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 gồm ba chiến dịch kế tiếp: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực chất, đây là ba đòn tiến công có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong đó, chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 - 30-4-1975) là một điển hình của loại hình chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Đây là chiến dịch đã tận dụng được và phát huy cao độ thế chiến lược do các chiến dịch trước (Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng) tạo ra để tập trung lực lượng với ưu thế áp đảo quân địch cả về lực lượng, thế trận và tinh thần. Chiến dịch đó phát huy cao nhất sức mạnh của các binh đoàn, binh chủng hợp thành với quy mô lớn nhất, đập tan tuyến phòng thủ của địch ở vòng ngoài; đánh thẳng vào trung tâm đầu não, sào huyệt của địch, kết hợp với nổi dậy của quần chúng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Nét đặc sắc của Chiến dịch Hồ Chí Minh là: đã đánh giá đúng so sánh lực lượng địch - ta, kiên định thực hiện chủ trương của Bộ Chính tri, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Chỉ huy là tập trung lực lượng, chọn thời cơ, tiến công kiên quyết, thần tốc, táo bạo, bất ngờ, giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Về địch , chúng đang ở thế “co cụm” phòng ngự, với lực lượng tập trung tương đương 2 quân đoàn, được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại cùng với số lượng khá lớn quân địa phương. Đây còn là “Thủ đô”, có các cơ quan đầu não của ngụy quyền, ngụy quân; chúng sẽ ngoan cố chống cự, mặc dù hoang mang, dao động. Cụ thể, lực lượng của chúng gồm: Quân đoàn 3 hoàn chỉnh (chỉ có Sư đoàn 18 bị tổn thất do mới bị đánh ở Xuân Lộc); lực lượng Tổng dự bị chiến lược (2 sư đoàn thiếu là: sư đoàn lính dù và thủy quân lục chiến); lực lượng Biệt khu Thủ đô bảo vệ nội thành; 4 sư đoàn dù (18, 5, 25, 22), 2 sư đoàn thiếu (dù và thủy quân lục chiến, mỗi sư đoàn còn 2 lữ đoàn); 3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 3 xe tăng-thiết giáp; 3 sân bay (kể cả sân bay Trà Nóc, Cần Thơ) với 1.360 phi cơ; hải quân còn 1.460 tàu, xuồng…; quân địa phương còn 7 liên đoàn bảo an, vài trăm trung đội dân vệ, 17.000 cảnh sát. Địch bố phòng thành 3 tuyến: tuyến ngoài cùng và tuyến 2, do 4 sư đoàn đảm nhiệm, bố trí trong các căn cứ trước đây thành các cụm cứ điểm mạnh ngăn chặn hướng tiến công của ta. Trong nội thành, phân thành 4 khu vực phòng thủ, do 2 sư đoàn (thiếu) dù và thủy quân lục chiến, 3 liên đoàn biệt động quân, các liên đoàn bảo an, các trung đội dân vệ và cảnh sát đảm nhiệm. Tổng quân số của địch ước khoảng 35 vạn (25 vạn quân chiến đấu, 10 vạn quân hậu cần). Về ta, lúc tập kết đầy đủ trước khi tiến công, bao gồm: 5 quân đoàn binh chủng hợp thành (15 sư đoàn); 1 lữ đoàn, 10 trung đoàn đặc công và bộ binh; 17 tiểu đoàn bộ binh và biệt động thuộc các tỉnh (thành phố); 35.000 cán bộ địa phương và hàng triệu quần chúng. Tổng quân số của ta: 28 vạn quân chiến đấu cùng 17 vạn quân hậu cần (45 vạn quân). So sánh lực lượng trong chiến dịch: ta hơn địch 1,5 đến 2 lần; về lực lượng, ta có ưu thế về xe tăng, xe bọc thép và pháo binh, có pháo cao xạ bảo vệ trên không. Còn về nhân tố tinh thần, ý chí \quyết chiến, quyết thắng\ thì ta có ưu thế tuyệt đối so với quân địch. Nếu ta giải quyết tốt về cách đánh thì khả năng tiến công rất lớn, bảo đảm chắc thắng trong thời gian ngắn. Căn cứ vào quyết tâm và kế hoạch chiến dịch được phê chuẩn, Bộ Tư lệnh chiến dịch (BTLCD) tổ chức 5 cánh quân tiến công (đột phá, thọc sâu) trên 5 hướng vào 5 cụm mục tiêu chủ yếu . Cánh quân Đông Nam do Quân đoàn 2 đảm nhiệm, đột phá từ hướ