Tư tưởng "tiên phát chế nhân" trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077)

Tư tưởng “tiên phát chế nhân” trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077)

QPTD -Thứ Năm, 17/09/2015, 07:48 (GMT+7)
Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077), thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh,...

Nghệ thuật chuyển hóa thế trận từ phòng ngự sang phản công chiến lược trên tuyến phòng ngự sông Như Nguyệt

Nghệ thuật chuyển hóa thế trận từ phòng ngự sang phản công chiến lược trên tuyến phòng ngự sông Như Nguyệt

QPTD -Thứ Sáu, 18/02/2011, 01:12 (GMT+7)
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, để bảo vệ vững chắc nền độc lập, dân tộc ta đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta nhiều lần. Trong đó, cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ hai (1076 - 1077) thắng lợi là một mốc son và niềm tự hào của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến đó đã để lại những bài học quý về nghệ thuật quân sự, nhất là nghệ thuật chuyển hóa thế trận từ phòng ngự sang phản công chiến lược, giành thắng lợi quyết định của cuộc chiến tranh.    Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (981), nhà Tống ráo riết chuẩn bị chiến tranh: điều động binh mã, xây dựng căn cứ ở các châu Ung, Khâm, Liêm, gấp rút chuẩn bị lương thảo... để tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1076-1077), với quy mô lớn hơn. Biết trước được ý đồ của nhà Tống, Triều đình Nhà Lý đã tích cực chuẩn bị đất nước về mọi mặt nhằm sẵn sàng đối phó khi chiến tranh xảy ra. Nhà Lý đã thực hiện giảm tô, giảm thuế, kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp, củng cố khối đoàn kết dân tộc, nhất là với các dân tộc giáp biên và trong Vương triều; tăng cường tuyển binh, chọn tướng; luyện võ, tập trận và tổ chức phòng thủ chặt chẽ toàn tuyến biên giới. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, với tầm nhìn chiến lược, tư tưởng quân sự kiệt xuất: “Tiên phát chế nhân”- chờ giặc đến không bằng đem quân đánh trước, Chủ tướng Lý Thường Kiệt đã quyết định tiến công các căn cứ của địch ngay trên đất địch, nhằm tiêu hao một phần lực lượng và quan trọng hơn là phá thế chuẩn bị, giảm sức mạnh tiến công của quân Tống ngay từ khi chúng đang chuẩn bị cho chiến tranh. Đây là một quyết định táo bạo, làm cho địch hoàn toàn bị bất ngờ, thiệt hại lớn. Sau khi phá huỷ hầu hết các căn cứ của địch, hoàn thành mục đích tự bảo vệ, Lý Thường Kiệt đã lui quân về nước nhằm bảo toàn lực lượng; đồng thời, chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng và chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống vào nước ta lần thứ hai. Ông đã tổ chức lập thế trận phòng thủ đất nước vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, lại có trọng tâm, trọng điểm... Thế trận phòng thủ được tổ chức từ biên giới về đến sông Như Nguyệt, theo hai hình thức: phòng ngự khu vực, phòng ngự tuyến. Phòng ngự khu vực được tổ chức từ biên giới, ven biển Đông Bắc vào sâu trong lãnh thổ; phòng ngự tuyến được tổ chức chặt chẽ với lập tuyến phòng ngự cuối cùng là Sông Như Nguyệt (Sông Cầu): lấy bờ Nam sông Như Nguyệt từ sườn Đông Bắc dãy Tam Đảo đến sườn Tây Nam dãy Nham Biền (dài khoảng 100km), nhằm chặn đứng các hướng, mũi tiến công của địch, không cho chúng tiến vào kinh đô Thăng Long. Cách bố trí thế trận phòng thủ như vậy rất phù hợp, vì địa hình ở đây rất hiểm trở, lại được ta cải tạo sẽ trở thành tuyến phòng thủ kiên cố, vững chắc, liên hoàn có chiều sâu; đồng thời, thuận lợi khi thực hành phản công và tiến công chiến lược. Mặt khác, để phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng trong thế trận phòng thủ nhằm tiêu hao, tiêu diệt lớn quân địch, tạo thế, tạo thời cho phản công chiến lược giành thắng lợi, Nhà Lý đã sử dụng các lực lượng thổ binh, hương binh và thuỷ binh, bố trí rộng khắp từ biên giới, ven biển vào sâu trong lãnh thổ; ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ quân chủ lực của Triều đình triển khai chiến đấu ở những vùng trọng điểm, bảo đảm chi viện, tăng cường cho các lực lượng đánh tiêu hao, tiêu diệt, ngăn chặn và giam chân địch, nhất là quân tải lương của chúng; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng ở chiến tuyến sông Như Nguyệt tổ chức phản công giành thắng lợi quyết định. Ở chiến tuyến chính Như Nguyệt, ta bố trí lực lượng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp cả lực lượng chiến đấu tại chỗ và lực lượng cơ động. Đặc biệt, Lý Thường Kiệt tổ chức đội quân chủ lực do Ông trực tiếp chỉ huy, bố trí ở phủ Thiên Đức (ngay sau chiến tuyến), có thể khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long, chi viện kịp thời cho các hướng. Đây là lực lượng nòng cốt để phản đột kích, phản công, tiến công chiến lược giành

Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt.