Chủ Nhật, 24/11/2024, 05:40 (GMT+7)
Quyết tâm hoàn thành trọng trách, nâng cao vị thế Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010
QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 21:30 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 28/02/2011, 02:28 (GMT+7) Ngày 01 tháng 01 năm 2010, Việt Nam đã chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. Công tác chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã được khởi động từ rất sớm trong năm 2009; và, như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong Thông điệp đầu năm về việc Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN: “Việt Nam đã sẵn sàng để thực hiện tốt nhất trọng trách này” 1 . Hoạt động quan trọng đầu tiên mà chúng ta đảm nhận trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 là chủ trì tổ chức Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat), Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) tại Đà Nẵng từ 13 đến 14 - 01- 2010. Các Hội nghị này do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trực tiếp chủ trì và điều hành với vai trò Chủ tịch ASEAN. Với tầm quan trọng là định hướng đối với hoạt động của ASEAN trong năm 2010, Hội nghị đã thống nhất về phương hướng và một số ưu tiên cụ thể cho hợp tác ASEAN trong năm, trên cơ sở Chủ đề và các trọng tâm mà Việt Nam đã đề xuất. Trước hết là thỏa thuận về phương hướng và biện pháp triển khai Sáng kiến về Kết nối ASEAN (được lãnh đạo các nước ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-15 vào tháng 10- 2009), các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua Quy chế hoạt động của Nhóm đặc trách cao cấp về Kết nối ASEAN và cho ý kiến chỉ đạo để nhóm này sớm bắt đầu công việc. Theo đó, ASEAN sẽ tập trung ưu tiên kết nối nội khối trên các lĩnh vực chủ yếu, như: cơ sở hạ tầng, giao thông, viễn thông, công nghệ thông tin, tự do lưu chuyển của người dân, thuận lợi hóa thương mại… Sau đó, với vai trò đầu mối chung của khu vực, ASEAN từng bước mở rộng kết nối ở khu vực Đông Á. Một trong những điểm nhấn rất thú vị của Hội nghị lần này là Việt Nam đã phối hợp với Thái Lan và Lào tổ chức chuyến đi thực tế bằng đường bộ của các Ngoại trưởng ASEAN, từ Mục-đa-hản (Thái Lan), qua Xa-va-na-khet (Lào), tới Huế và Đà Nẵng (Việt Nam) trước khi đến dự các Hội nghị lần này. Chuyến đi đã giúp các Bộ trưởng trải nghiệm tận mắt tiềm năng kết nối về giao thông và cơ sở hạ tầng ở Tiểu vùng Mê Công; từ đó, có cơ sở thực tế để đề xuất thúc đẩy ý tưởng Kết nối ASEAN. Đồng thời, chuyến đi cũng là dịp để các Bộ trưởng thắt chặt thêm sự gắn bó thân thiện và tình đoàn kết ASEAN, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình ASEAN cùng chung tay xây dựng Cộng đồng. Một nội dung quan trọng khác của Hội nghị là các Ngoại trưởng đã thảo luận các vấn đề trong việc triển khai Hiến chương ASEAN, cụ thể là các văn kiện pháp lý bổ sung, nhằm tạo khuôn khổ quan trọng giúp cụ thể hóa các quy định của Hiến chương, đưa ASEAN trở thành một tổ chức hoạt động chặt chẽ theo các luật lệ; song song với việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy của ASEAN theo quy định của Hiến chương, nhất là các cơ quan chủ chốt, như: các Hội đồng cấp Bộ trưởng, Ủy ban các Đại diện thường trực (CPR) và hoạt động của một số cơ quan mới thành lập, như Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và Ủy ban về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền Phụ nữ-Trẻ em (ACWC). Cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng Chính trị- An ninh đã thảo luận biện pháp đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh, nhất trí cần đẩy mạnh triển khai hợp tác trên 14 lĩnh vực ưu tiên trong Kế hoạch này; trong đó có phát huy vai trò của Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Khu vực ASEAN không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), xây dựng Kế hoạch triển khai Tuyên bố Tầm nhìn ARF, thực hiện Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC)… Bên cạnh mục tiêu tăng cường hợp tác và liên kết nội khối ASEAN, một ưu tiên nữa của Hội nghị là mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại của ASEAN, hướng tới một cộng đồng ASEAN mở, năng động và hướng ra bên ngoài. Các Bộ trưởng đã bàn phương hướng và biện pháp tăng cường quan hệ với các Đối tác của ASEAN theo các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3 và EAS; trong đó, có việc chuẩn bị tổ chức một loạt Hội nghị Cấp cao quan trọng