Thứ Năm, 21/11/2024, 00:42 (GMT+7)
Biển đảo Việt Nam Văn bản, chính sách mới
Sáng 10-6, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp cùng Ban soạn thảo của Bộ Quốc phòng đã tổ chức Phiên họp lấy ý kiến về một số nội dung dự án Pháp lệnh Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và cho ý kiến tại Phiên họp.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh trọng tâm của phiên họp này là tập trung thảo luận, cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh.
Báo cáo tại phiên họp, Ban soạn thảo của Bộ Quốc phòng đã tiến hành khảo sát tại 24 đơn vị thuộc khối bộ đội chủ lực, bội đội địa phương, đơn vị sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu. Hồ sơ của Pháp lệnh đã được gửi tới 64 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 10 Bộ, ngành liên quan.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, có 2 đối tượng không phải là quân nhân nhưng phục vụ trong quân đội nhân dân, Bộ Quốc phòng là công nhân và viên chức. Hiện tại, Luật đã thông qua và các luật đang được lấy ý kiến chờ thông qua có quy định liên quan đến đối tượng là công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng. Thực tế cũng đang tồn tại 2 loại đối tượng này nhưng chưa được phân biệt rõ để đảm bảo yêu cầu quản lý, chỉ huy và thực hiện chế độ, chính sách. Phát biểu tại Phiên họp, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho biết, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã thống nhất tên gọi của Pháp lệnh là Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng.
Toàn cảnh phiên họp.
Theo đó, đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Đóng góp ý kiến tại Phiên họp, các đại biểu đều cho rằng cần làm rõ khái niệm quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Các đại biểu cũng cho rằng cần thiết phải điều chỉnh bằng Pháp lệnh riêng với những đối tượng phục vụ trong quân đội nhưng không phải quân nhân để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Phát biểu tại Phiên họp, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Chính ủy Quân chủng Phòng không ‒ Không quân cho rằng, công nhân quốc phòng là những người trực tiếp tham gia sản xuất, sửa chữa trong các nhà máy, xí nghiệp. Viên chức quốc phòng là những người làm trong khối văn phòng, bảo mật… Và QNCN là quân nhân, được đào tạo chính quy trong quân đội, đó là những kỹ thuật viên, chiến đấu viên… Chỉ nên quy định chức danh QNCN ở các đơn vị phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và trực tiếp chiến đấu. Ý kiến của Trung tướng Nguyễn Văn Thanh cũng được nhiều đại biểu tán thành. Các đại biểu cũng cho rằng, trong Pháp lệnh cần có đặc thù của các quân, binh chủng; có đặc thù về độ tuổi ngay trong Pháp lệnh để các văn bản dưới luật tránh vận dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay đối tượng là QNCN chỉ đến 50-52 tuổi là nghỉ hưu trong khi vẫn còn sức khỏe và kinh nghiệm, như vậy sẽ rất lãng phí nguồn lực. Mặt khác, pháp lệnh cũng cần có cơ chế để thu hút được người tài phục vụ trong quân đội…
Theo kế hoạch, Pháp lệnh này sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào tháng 8-2015.
Nguồn: qdnd.vn
Chỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 09/10/2024
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới 30/05/2024
Chấm dứt việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ hàm 08/04/2022
Quy định mới về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ 09/11/2021
Ban hành quy định mới về 19 điều Đảng viên không được làm 29/10/2021
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với thiên tai 01/09/2021
Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới 28/06/2021
Chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quân đội 20/03/2020
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 08/11/2018
Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách nhiệm nêu gương 26/10/2018