Thứ Sáu, 25/04/2025, 01:23 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Theo Báo QĐND – Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 20-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh. Đây là lần đầu tiên dự thảo Luật được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày Tờ trình dự án Luật nêu rõ qua tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh cho thấy văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng-an ninh nếu chỉ dừng lại ở những Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, vì giáo dục quốc phòng-an ninh quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức.
Hơn nữa, một số nội dung giáo dục quốc phòng liên quan đến Luật Giáo dục, Luật Quốc phòng, Luật An ninh Quốc gia, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật khác, do đó, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần phải ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trình bày tờ trình dự án Luật.
Giáo dục quốc phòng-an ninh cho công dân có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia; mục tiêu cơ bản xuyên suốt của giáo dục quốc phòng-an ninh của các quốc gia trên thế giới đều nhằm giáo dục trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quốc phòng, an ninh cần thiết, để mỗi công dân có thể thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đến nay, nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật Giáo dục quốc phòng.
Để khắc phục những hạn chế, đưa nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh đi vào chiều sâu, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với sự nghiệp quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, việc ban hành Luật giáo dục quốc phòng-an ninh là cần thiết và phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Dự thảo Luật bao gồm 6 chương, 42 điều quy định về giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng-an ninh; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giáo dục quốc phòng-an ninh. Mục tiêu giáo dục quốc phòng-an ninh nhằm trang bị kiến thức cơ bản về quốc phòng-an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với nội dung Tờ trình của Chính phủ cho rằng trước tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân thì việc ban hành Luật giáo dục quốc phòng-an ninh là rất cần thiết.
Tuy nhiên, để tạo sự đồng thuận cao trong Quốc hội về sự cần thiết ban hành Luật, Tờ trình của Chính phủ cần tập trung làm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế, tồn tại qua tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh; những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng-an ninh.
Thảo luận nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (Điều 16), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi tán thành với quan điểm của Chính phủ cho rằng việc quy định bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho người quản lý, người đại diện theo uỷ quyền tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là phù hợp.
Để đảm bảo tính khả thi và tập trung về đối tượng, dự thảo Luật đã xác định một số điều kiện của đối tượng này như: Có tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội hoặc hoạt động phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, cân nhắc để quy định này hài hòa với các quy định trong luật khác.
Trên cơ sở tán thành với sự cần thiết có quy định bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho chức sắc, nhà tu hành tôn giáo (Điều 17), nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần nghiên cứu để có chương trình đào tạo riêng, phù hợp với đối tượng này. Đại biểu Ksor Phước cho rằng đối với chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, dự án Luật nên quy định trên tinh thần khuyến khích và tạo điều kiện chứ không nên quy định bắt buộc.
Đánh giá về dự án Luật, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng nội dung về an ninh chưa được quy định nổi bật trong dự án Luật; đồng thời chưa thấy rõ trách nhiệm các bộ trong thực thi pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nêu ra 3 phạm trù cụ thể của dự án Luật bao gồm: phổ biến, bồi dưỡng và giáo dục. Đánh giá mỗi một phạm trù ứng với mức độ khác nhau, đại biểu đề nghị làm rõ 3 phạm trù này để áp dụng phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng cho rằng cần phân biệt ra các nội hàm, giáo dục tập trung đối với nhà trường, bồi dưỡng tập trung đối tượng cán bộ, công chức… phổ biến là cho toàn xã hội.
Đại biểu cho rằng sự hòa quyện giữa 3 đối tượng này rất cần thiết và đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu thêm về vấn đề này để không thấy sự phân biệt, ranh giới.
Về Giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, đại biểu Ksor Phước đề nghị dự án Luật cần thể hiện theo phương thức vừa học vừa chơi thì phù hợp với đối tượng này hơn.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến cụ thể về Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục quốc phòng-an ninh; Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng-an ninh và từng điều luật cụ thể.
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình.
Nguồn: qdnd.vn
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì họp Ban Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam 24/04/2025
Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Lào 24/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp tổ chức quân sự địa phương 23/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp 23/04/2025
Chủ tịch nước: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận 22/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được 18/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 17/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17/04/2025
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân 17/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 16/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam
Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar
Đẩy mạnh hợp tác giữa hai đảng cầm quyền ở Việt Nam và Singapore
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Burundi
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Đại tướng Phan Văn Giang dự Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2024
Tạo đột phá mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Singapore
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân