Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự

QPTD -Thứ Sáu, 25/01/2019, 09:08 (GMT+7)
Trung tướng Lê Hai – Người Tổng Biên tập sắc sảo

LTS - Trung tướng Lê Hai (tên thật là Lê Văn Hải) đã từ trần vào hồi 15 giờ 38 phút ngày 21 tháng 01 năm 2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh nặng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị trọng trách mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó, nhất là thời gian giữ cương vị Phó Tổng Biên tập, rồi Tổng Biên tập Tạp chí Quân đội nhân dân (nay là Tạp chí Quốc phòng toàn dân), Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung, xây dựng và phát triển Tạp chí Quốc phòng toàn dân nói riêng, thực sự trở thành vị tướng hết lòng với công việc, gắn bó với bộ đội và nhân dân. Sự cống hiến của Trung tướng được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực; trong đó, những đóng góp về phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về mọi mặt, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, làm nòng cốt cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những nét nổi bật của Đồng chí. Trong thời gian giữ cương vị lãnh đạo Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Đồng chí đã có nhiều bài báo tiêu biểu phản ánh các mặt, lĩnh vực công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Tạp chí Quốc phòng toàn dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một trong số bài viết đó.

Trung tướng Lê Hai, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị 
(thứ hai từ phải sang) trao đổi với các đại biểu dự Hội nghị
công tác dân vận trong giai đoạn mới. (Ảnh tư liệu)

“Dân là gốc” và “Dân làm chủ” một vấn đề cốt lõi của tư tưởng cách mạng và tư tưởng Quân sự Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ và bắt nguồn từ tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng và đấu tranh cách mạng, cả cuộc đời của Bác Hồ là cả cuộc đời vì nước, vì dân, đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; vì quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện ý chí kiên cường của Người và lòng tin sắt đá của Người vào sức mạnh của nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng đều là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Quan điểm Hồ Chí Minh về nhân dân - dân là gốc và dân làm chủ - là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Nhân dân, đại bộ phận là nhân dân lao động mà công nông là cơ bản đứng lên đấu tranh để tự giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân. Lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Từ tư tưởng chở thuyền, lật thuyền đều là dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng sức mạnh yêu nước của dân như làn sóng mãnh liệt nhấn chìm mọi lũ cướp nước và bán nước của Hồ Chí Minh. “Dân là gốc” và “dân làm chủ” là một nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng và đấu tranh cách mạng. Đó cũng là một tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh về quân sự. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân gắn liền với quan điểm của Người về dân tộc. Đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh bảo vệ chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

1. Trước hết, đứng về mục tiêu của cách mạng nói chung, mục đích chính trị của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nói riêng, Hồ Chí Minh chủ trường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, giải phóng xã hội, giải phóng con người đưa dân tộc bị áp bức thành dân tộc độc lập, đưa con người nô lệ thành con người tự do, đưa người dân bị bóc lột thành người dân làm chủ. Mục tiêu đó của cách mạng Việt Nam là Độc lập dân tộc và CNXH, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xa hội của nhân dân các nước trên toàn thế giới. Muc tiêu lâu dài của cách mạng được thể hiện cụ thể thành mục đích chính trị của mỗi cuộc chiến tranh cụ thể: độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, tiến lên CNXH trong kháng chiến chống Pháp; bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN trên cả nước trong công cuộc củng cố quốc phòng và xây dựng đất nước hiện nay.

2. Mục tiêu đó của cách mạng phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích sống còn của nhân dân nên đã phát động và tập hợp được lực lượng lớn nhất của nhân dân ta, của dân tộc ta và sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Đứng về lực lượng của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương động viên và tổ chức lực lượng của giai cấp và tầng lớp yêu nước của cả dân tộc, cả kiều bào ở nước ngoài, tham gia kháng chiến, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh toàn dân, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và đánh bại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc; giành quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của mình. Để tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh toàn dân, cần phải vũ trang toàn dân. Ngày nay, để bảo vệ Tổ quốc, phải thực hiện quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với an ninh nhân dân, thực hiện toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân thể hiện rõ rệt “dân là gốc” và “dân làm chủ” trong quân sự, trong khởi nghĩa, chiến tranh và quốc phòng.

Quá trình vận động cách mạng từ đấu tranh kinh tế và chính trị chuyển lên khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang, là quá trình tổ chức, giáo dục giác ngộ nhân dân, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, trên cơ sở đó dần dần tổ chức các lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt. Quân đội nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân là từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, là quân đội, là lực lượng vũ trang của dân, do dân, vì dân. Từ phong trào chính trị của nhân dân mà tổ chức và phát trin lực lượng vũ trang nhân dân. Suốt quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân bao giờ cũng phải gắn liền và dựa chắc vào phong trào chính trị, lực lượng chính trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân là nguồn sức mạnh vô tận của quân đội, của lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, quân đội nhân dân lại là công cụ, là lực lượng của Đảng để tuyên truyền, phát động toàn dân kháng chiến và làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, cho toàn dân làm quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng có thể đoàn kết, thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc, phân hóa cao độ kẻ thù, cảm hóa những kẻ lầm đường lạc lối, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới; kể cả nhân dân trong các nước đối địch.

3. Để tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh toàn dân, đứng về phương pháp cách mạng, phương thức khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng cũng như v nghệ thuật quân sự, Hồ Chí Minh chủ trương phát huy lòng yêu nước và trí thông minh sáng tạo của mỗi con người Việt Nam đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, từ thô sơ đến hiện đại, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa với chiến tranh, chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, tiến công và nổi dậy, kết hợp quân sự, chính trị với binh vận, địch vận, đánh giặc một cách toàn diện trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Đó là tư tưởng chiến tranh toàn diện, đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, của chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân phát triển đến đỉnh cao, mỗi người dân là một chiến sĩ đánh địch bằng mọi phương tiện và trên mọi lĩnh vực. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh toàn dân, chiến tranh toàn diện vận dụng trong thực tiễn đã dẫn đến và gắn liền với tư tưởng tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, tư tưởng biện chứng cách mạng của Hồ Chí Minh về so sánh lực lượng giữa ta và địch, về mối quan hệ giữa thế và lực, về tư tưởng chiến lược tiến công, về nghệ thuật kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại... Để đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương bổi dưỡng sức dân, kết hợp sản xuất với chiến đấu, kết hợp kháng chiến với kiến quốc, nâng cao dân trí, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

4. Khẩu hiệu của Hồ Chí Minh động viên toàn dân đứng lên đấu tranh làm chủ vận mệnh của mình là khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khẩu hiệu đó không chỉ động viên toàn dân ta, mà có thể nói, động viên cả nhân loại tiến bộ và được coi là chân lý của thời đại, của mọi thời đại. Khẩu hiệu đó đã động viên cao độ ý chí cách mạng, lòng yêu nước của cả dân tộc ta “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”.

Tư tưởng “dân là gốc” và “dân làm chủ” của Hồ Chí Minh - trong đấu tranh cách mạng cũng như trong khởi nghĩa và chiến tranh - phản ánh sự kết hợp chặt chẽ yêu nước với thương dân, chủ nghĩa yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại mới, thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả Hồ Chí Minh.

5. “Dân là gốc” và “dân làm chủ” là nguồn sức mạnh vô địch của cách mạng  Việt Nam, của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Việt Nam, của chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong thời gian qua. “Dân là gốc” và “dân làm chủ” cũng là nguồn sức mạnh vô địch của quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Vấn đề đặt ra hiện nay là thực hiện được đúng đắn, đầy đủ tư tưởng “dân là gốc” và “dân làm chủ” của Hổ Chí Minh để xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, có hiệu quả, đổi mới, và chỉnh đốn Đảng, chống lại mọi biểu hiện quan liêu, độc đoán, cửa quyền, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đông đảo. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt “dân là gốc” và “dân làm chủ” trong sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN trước âm mưu chiến lược mới của các thế lực thù địch.

Toàn bộ sự nghiệp xây dựng yà bảo vệ đất nước theo đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đang tiến hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân cũng phải thực hiện đúng đắn và sáng tạo cơ chế đó.

Đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cần tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh, với sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân trong đó có việc xây dựng hệ thống luật và cac văn bản pháp qui về quốc phòng và an ninh nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và thể hiện quyền làm chủ, quyển và trách nhiệm của nhân dân trên lĩnh vực này. Những như thế chưa đủ. Phải tiến hành cuộc vận động sâu rộng trong toàn dân, giáo dục lòng yêu nước và yêu CNXH, tinh thần cảnh giác cách mạng, phát động tinh thần tự giác và ý thức làm chủ của các tầng lớp nhân dân, dấy lên các phong trào hành động cách mạng của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Như vậy, sức mạnh và tiềm lực quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mới trở thành hiện thực và có cơ sở vững vàng.

Trung tướng LÊ HAI

Ý kiến bạn đọc (0)

Phát biểu khai mạc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị.