Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự

QPTD -Thứ Ba, 18/01/2022, 15:55 (GMT+7)
Tổng kết công tác lịch sử quân sự năm 2021

Sáng ngày 18/01, tại Hà Nội, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác Lịch sử quân sự năm 2021 với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại điểm cầu Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Tiến sĩ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Dự Hội nghị còn có đại biểu đại diện cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, cùng phóng viên báo chí của các cơ quan trong và ngoài Quân đội ở 14 điểm cầu.

Năm 2021, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Ngành Lịch sử quân sự hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, góp phần khẳng định và làm sáng tỏ truyền thống lịch sử quân sự của dân tộc. Nổi bật là: lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và toàn Ngành đã quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; Nghị quyết số 984-NQ/QUTW, ngày 28/12/2016 của Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo nâng cao chất lượng hiệu quả công tác lịch sử quân sự đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; chỉ thị, mệnh lệnh của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo

Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị luôn quan tâm xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức, biên chế các cơ quan, lực lượng làm công tác lịch sử quân sự; tích cực chỉ đạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, nghiên cứu lịch sử quân sự.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt của Ngành, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội tổ chức tốt các cuộc hội thảo cấp quốc gia, Bộ Quốc phòng; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hợp tác quốc tế; chất lượng các công trình, đề tài nghiên cứu từng bước được nâng lên; kết quả nghiên cứu về công tác lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh được đưa vào chương trình huấn luyện, đào tào, giáo dục truyền thống chặt chẽ, hiệu quả.

Năm 2022, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là dịch Covid-19 vẫn phức tạp với nhiều biến thể mới, tác động không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của toàn quân nói chung và Ngành lịch sử quân sự nói riêng. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị và Ngành lịch sử quân sự cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về khoa học công nghệ; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; Nghị quyết số 984-NQ/QUTW và kế hoạch công tác lịch sử quân sự.

- Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh, góp phần đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, chỉ đạo công tác lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh, xây dựng Ngành lịch sử quân sự vững mạnh toàn diện, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, nghiên cứu lịch sử có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực toàn diện.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản lãnh đạo công tác lịch sử quân sự Quân đội nhân dân Việt Nam; tích cực hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Quân đội, trong nước và ngoài nước; thực hiện tốt công tác đối ngoại quân sự, chú trọng quan hệ hợp tác với Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh.

Tin, ảnh: TRẦN CÔNG TOÀN

Ý kiến bạn đọc (0)

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore
Phát biểu chính sách trước đông đảo giáo sư, giảng viên và sinh viên nhà trường, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh hai nước đang sống giữa những biến đổi nhanh chóng chưa từng có của kỷ nguyên số, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, Internet vạn vật… Tất cả những điều này đang định hình lại cách sống, làm việc và kết nối.