Thứ Năm, 24/04/2025, 18:32 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
"Quả bom hẹn giờ" khai hỏa cuộc tiến công Xy-ri đã tạm thời được tháo ngòi. Nga đưa ra đề xuất đặt kho vũ khí hóa học của Xy-ri dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế. Mỹ đồng ý mở một cơ hội ngoại giao. Chính phủ Xy-ri sẵn sàng cho phép Liên hợp quốc tiếp cận kho vũ khí của nước này... Các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Xy-ri đang theo chiều hướng tích cực hơn, với mục tiêu ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến khốc liệt nữa ở khu vực Trung Ðông.
Giữa lúc Mỹ ráo riết chuẩn bị phát động một cuộc chiến chống Xy-ri, Nga đã đưa ra đề xuất nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Nhằm tránh một sự can thiệp quân sự xảy ra, Mát-xcơ-va đề nghị đặt kho vũ khí hóa học của Xy-ri dưới sự kiểm soát của quốc tế. Nga sẵn sàng hợp tác với Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), các thành viên Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ và Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) nhằm soạn thảo kế hoạch này. Sáng kiến của Nga ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Mỹ. Oa-sinh-tơn đồng ý dành thêm thời gian cho các giải pháp ngoại giao.
Nga đưa ra sáng kiến tháo ngòi nổ căng thẳng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma gặp không ít trở ngại để giành sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với kế hoạch tiến công Xy-ri. Những chứng cứ mà tình báo Mỹ đưa ra liên quan cáo buộc chính quyền Tổng thống Xy-ri A.Át-xát sử dụng vũ khí hóa học chưa thuyết phục. Ngay tại Quốc hội Mỹ, nhiều nghị sĩ tỏ ra nghi ngờ về các bằng chứng này cũng như không ủng hộ kế hoạch của tổng thống. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo nêu rõ, các đại biểu dự phiên họp của HÐBA đều cho rằng, những bức ảnh và băng ghi hình của tình báo Mỹ về nạn nhân vụ tiến công hóa học hôm 21-8 tại Xy-ri đã bị làm giả từ trước. Nhiều đại biểu dự phiên họp nhấn mạnh, "kịch bản" sử dụng vũ lực chống Xy-ri mà không được sự nhất trí của HÐBA là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi LHQ ngăn chặn hành động bất hợp pháp này.
Thực tế cho thấy, ý thức được cái giá không nhỏ của chiến tranh sau hai cuộc chiến hao người tốn của tại Áp-ga-ni-xtan và I-rắc, có thể Tổng thống B.Ô-ba-ma muốn chấm dứt các cuộc chiến tranh hơn là phát động một cuộc chiến mới. Bởi, dù ở quy mô nào, một cuộc chiến cũng sẽ khiến khủng hoảng lây lan, tạo ra khoảng trống an ninh và đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn. Tuy nhiên, sức ép trong nước cũng như sự chờ đợi của các đồng minh phương Tây và ở khu vực vùng Vịnh về việc phải tiến hành một cuộc chiến chống Xy-ri đã đẩy Tổng thống B.Ô-ba-ma rơi vào tình thế khó xử. Ngay nội bộ nước Mỹ cũng chia rẽ, một bên có quan điểm "diều hâu" muốn tổng thống sử dụng biện pháp mạnh với Xy-ri, còn bên kia phản đối chiến tranh. Ðó chính là một trong những lý do khiến ông B.Ô-ba-ma đẩy "quả bóng quyết định" phát động tiến công Xy-ri về phía Quốc hội Mỹ, giữa lúc Quốc hội lưỡng viện cũng có nhiều chia rẽ.
Theo các nguồn tin ngoại giao, ý tưởng cho đề xuất của Nga đã được Tổng thống Nga Pu-tin và Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thảo luận bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20). Ðộng thái trên vừa mở cánh cửa ngoại giao cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng Xy-ri, vừa tránh cho Mỹ một cuộc chiến tranh mới trong bối cảnh khả năng tài chính hạn hẹp và ngân sách quốc phòng của Lầu năm góc ngày càng bị cắt giảm. Ðây cũng là cơ hội để Nga và Mỹ nối lại các nỗ lực tổ chức một hội nghị quốc tế về Xy-ri bị trì hoãn nhiều tháng qua.
Tuy nhiên, vẫn còn những nghi ngại ở cả Mỹ và châu Âu về sự nghiêm túc của Xy-ri trong việc thực hiện việc giao nộp vũ khí. Pháp lúc đầu cho rằng sáng kiến của Nga nhằm giúp chính quyền của Tổng thống Át-xát câu giờ. Mỹ cũng thể hiện thái độ nước đôi khi một mặt cam kết mở ra cơ hội ngoại giao cho chính quyền Ða-mát, mặt khác tuyên bố tiếp tục để ngỏ khả năng tiến công quân sự quốc gia Trung Ðông này trong trường hợp Chính phủ Xy-ri không nghiêm túc thực hiện.
Việc Mỹ chấp thuận sáng kiến của Nga phần nào đã làm hạ nhiệt "thùng thuốc súng" Xy-ri. Nhưng đây vẫn chưa phải là giải pháp căn cơ cho cuộc khủng hoảng, bởi giữa các bên vẫn tồn tại sự nghi kỵ lẫn nhau. Mặc dù Ða-mát sẵn sàng hợp tác trong việc giao nộp vũ khí hóa học, song cốt lõi của vấn đề sẽ không thể giải quyết nếu phương Tây và các đồng minh tiếp tục cung cấp vũ khí và hậu thuẫn phe nổi dậy ở Xy-ri.
THÁI THANH Nguồn: nhandan.com.vn
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp tổ chức quân sự địa phương 23/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp 23/04/2025
Chủ tịch nước: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận 22/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được 18/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 17/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17/04/2025
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân 17/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 16/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn 16/04/2025
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu 16/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam
Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar
Đẩy mạnh hợp tác giữa hai đảng cầm quyền ở Việt Nam và Singapore
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Burundi
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Đại tướng Phan Văn Giang dự Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2024
Tạo đột phá mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Singapore
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu