Thứ Bảy, 23/11/2024, 02:56 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, các văn nghệ sỹ, trí thức ngày nay phải luôn đề cao cảnh giác tinh thần đấu tranh trên mặt trận văn hóa tư tưởng để biết cách truyền cảm hứng, khơi gợi ý thức trong giới trẻ về cội nguồn, tổ tiên; về tinh thần, lý tưởng phụng sự quốc gia độc lập, tự cường, thịnh vượng... Đây cũng chính là sứ mạng mà ngành tuyên giáo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải chung tay gánh vác.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 – 1/8/2020), chiều 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 6,5 triệu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong cả nước.
Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng.
Cuộc gặp mặt là sự ghi nhận, biểu dương và tôn vinh các trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến và đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, văn nghệ, khoa học, kỹ thuật của Đảng.
Các ý kiến phát biểu tại buổi gặp mặt bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ; gửi tới Thủ tướng, Chính phủ những đề xuất xây dựng chiến lược phát triển các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn của Việt Nam trong 20 năm tới theo hướng đón đầu công nghệ mới để phát triển nhanh chóng nền khoa học công nghệ nước nhà. Bên cạnh đó mong muốn Chính phủ tiếp tục bổ sung chế độ đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc để kêu gọi các trí thức, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài về nước cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các ý kiến mong muốn tháo gỡ cơ chế chính sách. Việc quản lý khoa học công nghệ không nên hành chính hóa mà quan tâm đến sản phẩm cụ thể.
Các ý kiến cũng bày tỏ mong muốn Nhà nước xây dựng thiết chế văn hóa kết hợp với đào tạo văn nghệ sỹ chuyên nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo qua các môi trường tiên tiến tại nước ngoài; việc giáo dục âm nhạc và nghệ thuật ở trường phổ thông cần chiều sâu, cũng như tính hấp dẫn với các em học sinh, tránh tình trạng thế hệ tương lai thiếu hụt kiến thức về nghệ thuật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến góp ý tại buổi gặp mặt với nhiều tâm huyết cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới đội ngũ 6,5 triệu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo trong cả nước, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công tác tuyên giáo là một trong ba trụ cột quan trọng công tác xây dựng Đảng. Ba trụ cột đó là chính trị, tư tưởng và tổ chức, đóng vai trò đi trước, mở đường làm đảm bảo sự trường tồn lãnh đạo của Đảng. Trong đó, công tác tuyên giáo hay chính trị, tư tưởng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giáo dưỡng tinh thần, giác ngộ tư tưởng và xây dựng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần đưa đến những thắng lợi vẻ vang cho đất nước.
Thủ tướng khẳng định, ngành Tuyên giáo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà minh chứng đậm nét những đóng góp vào những thành tựu chung về kinh tế - xã hội cho đến những tiến bộ về mặt nhận thức, tư tưởng. Những thành tựu cách mạng vĩ đại của Đảng ta suốt hơn 90 năm qua có sự đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo mà trực tiếp là những người làm công tác tuyên giáo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dấu ấn gần 1 thế kỷ của ngành tuyên giáo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng có vai trò rất lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nghệ sĩ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng góp công sức, tài năng và trí tuệ đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Ngay từ những năm 30, đông đảo trí thức trẻ yêu nước và tiến bộ thời kỳ đó như đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đã hòa mình vào cuộc sống, đấu tranh giữ nước, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc. Với tinh thần "Từ ấy, trong tôi bừng nắng hạ mặt trời, chân lý chói qua tim", nhiều nhà trí thức đã lăn lộn ở nhiều chiến trường trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, không ít văn nghệ sĩ chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như Anh Đức, Nguyễn Đình Thi, Lê Anh Xuân đã làm nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước, xác định mô hình hoàn thiện thể chế trong trong từng thời kỳ và phản biện chính sách cũng như khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn và phát huy các giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngay trong đại dịch COVID-19, nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã vào cuộc nghiên cứu và sản xuất thành công các bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, ứng dụng khai báo y tế, nhiều nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm động viên, khích lệ, truyền cảm hứng cho xã hội cả nước và quốc tế trong phòng, chống dịch.
Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; luôn trân trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức khoa học, văn nghệ sỹ phát triển cả về số lượng, chất lượng nhằm đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Chính phủ cũng đã ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức; tôn trọng, đảm bảo quyền tự do sáng tạo. Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền luôn trân trọng, ghi nhận những công lao đóng góp và dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát huy tài năng, trí tuệ để tiếp tục đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, văn nghệ của nước nhà. Nhiều văn nghệ sỹ, trí thức, nhà khoa học đã được tặng các danh hiệu Giải thưởng vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, và nhiều Huân, huy chương cao quý khác.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, những kết quả, thành tựu do đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ đóng góp mặc dù rất quan trọng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới. Đội ngũ trí thức tuy đã gia tăng về số lượng và trình độ nhưng còn thiếu trí thức đầu ngành, tổng công trình sư, các chuyên gia chủ trì thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu quốc gia và quốc tế. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị cao về những thành tựu có tính lịch sử, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Vẫn còn một bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ chưa ý thức rõ bổn phận của mình đối với đất nước, chưa tâm huyết, chưa đầu tư nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ. Một số rất ít trí thức giả danh hám lợi đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín chung của nhà trí thức chân chính; nhiều văn nghệ sỹ thoát ly khỏi đời sống nhân dân, do đó bị mất đi nguồn nhựa sống để sáng tác…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từ thế kỷ 21 trở đi không phải tài nguyên tự nhiên, không phải đất đai mà là con người với chất xám và khả năng sáng tạo của mình mới chính là thứ tài nguyên quý giá nhất, tri thức là thứ tài nguyên duy nhất càng khai thác càng sinh sôi, nảy nở. Vì thế cùng với đòi hỏi và kỳ vọng từ đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nước nhà, Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều chủ trương chính sách để tạo dựng môi trường tự do sáng tạo hơn nữa vì không có phần thưởng nào đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ bằng môi trường tự do sáng tạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng Nhà nước và nhân dân ta luôn đặt niềm tin tưởng, kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nước nhà sẽ cống hiến nhiều hơn nữa, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc như di nguyện của Bác Hồ.
Trong bối cảnh cả nước đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng mong muốn đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc sáng tạo, nghiên cứu, đề xuất, phản biện chính sách phục vụ xây dựng, quyết định và triển khai đường lối của Đảng, Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh, một dân tộc giàu chưa hẳn là một dân tộc mạnh. Một dân tộc mạnh phải là một dân tộc có khả năng trường tồn. Một dân tộc mạnh thì phải có quyết tâm trở thành một dân tộc giàu. Một dân tộc có bề dày hơn 4.000 năm lịch sử văn hiến, một dân tộc sinh ra nhiều bậc hiền tài, danh nhân văn hóa, trong đó nhiều danh nhân được thế giới tôn vinh, một dân tộc đã hiển hách chống lại hàng trăm cuộc xâm lăng của ngoại bang để trường tồn thì đó phải là dân tộc mạnh, dân tộc đó quyết không để thế giới coi thường như một dân tộc bạc nhược, quyết không thể là dân tộc nghèo được. Trong một thế giới phẳng, thách thức đặt ra đối với văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học chính là từ giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.
Thủ tướng nêu rõ, các văn nghệ sỹ, trí thức ngày nay cũng chính là những chiến sĩ luôn đề cao cảnh giác tinh thần đấu tranh trên mặt trận này để biết cách truyền cảm hứng, khơi gợi ý thức trong giới trẻ về cội nguồn, tổ tiên, về tinh thần, lý tưởng phụng sự quốc gia độc lập, tự cường, thịnh vượng…. Đây cũng chính là sứ mạng mà ngành tuyên giáo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phải chung tay gánh vác.
Chiều cùng ngày, các đại biểu cũng đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp hưởng tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Nguồn: dangcongsan.vn
Công tác Tuyên giáo,Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái