Thứ Bảy, 23/11/2024, 10:33 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Tấm màn nhung của Nhà hát Quân đội phía Nam đã khép lại, kết thúc 8 ngày thi diễn đầy cảm xúc và ấn tượng của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong toàn quân. Gần 20 chương trình ca múa nhạc và vở diễn sân khấu đã thể hiện sinh động tinh hoa nghệ thuật Bộ đội Cụ Hồ, khẳng định khả năng tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật của những nghệ sĩ áo lính...
Chỉ đạo sâu sát, tổ chức chu đáo
Quy tụ hơn 1.200 cán bộ, diễn viên đến từ 15 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong toàn quân, Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014 là một trong những hội diễn nghệ thuật có quy mô lớn nhất từ trước tới nay trong quân đội. Vì vậy, công tác chỉ đạo đã được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị (TCCT), Bộ Tổng tham mưu đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát ngay từ khi xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Trước và trong quá trình các đoàn đến TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm TCCT; Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm TCCT, Trưởng ban chỉ đạo Hội diễn, đã đi kiểm tra toàn diện công tác chuẩn bị, bảo đảm, gặp gỡ các đoàn. Trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát ấy đã thực sự tiếp thêm niềm tin, động lực, là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao đối với các nghệ sĩ.
Tiết mục múa “Mùa lũ ” của Đoàn Văn công Quân khu 9.
Bộ Tư lệnh Quân khu 7 với vai trò là đơn vị đăng cai, đã chỉ đạo triển khai bảo đảm chu đáo về công tác hậu cần, nơi ăn nghỉ, hỗ trợ phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe nghệ sĩ và phối hợp tốt với các đơn vị, địa phương liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đoàn. Ban tổ chức đã quyết định may mới những bộ trang phục văn công cho toàn bộ diễn viên, nghệ sĩ các đoàn tham dự. Đây là một nét mới tại hội diễn, giúp các đoàn và tập thể nghệ sĩ, diễn viên có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào biểu diễn, thi tài.
Việc phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Ban tổ chức và các cơ quan, đơn vị đã tạo sự đồng thuận cao, góp phần để hội diễn được diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả tốt đẹp.
Sự khẳng định của những nhân tố mới
Nhìn vào các tiết mục đạt Huy chương vàng, Huy chương bạc... có thể thấy được sự đa dạng, phong phú ở các loại hình nghệ thuật và đề tài. Sắc màu chủ đạo của tất cả các chương trình tham gia hội diễn là các tác phẩm ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ, Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn với triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn, các nghị quyết của Đảng ở từng đơn vị, địa phương. Bên cạnh đó là sự khắc họa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và chủ quyền Tổ quốc thiêng liêng. Các đoàn đã thể hiện chủ đề hội diễn một cách sáng tạo, khẳng định quá trình tìm tòi, khám phá, tôn vinh những dấu ấn nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn, được khán giả đánh giá cao. Điều đáng mừng là hầu hết các tác phẩm đoạt giải cao đều là những sáng tác mới với những cách tiếp cận đa dạng, sinh động, thực sự là những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của Bộ đội Cụ Hồ. Có thể kể đến những tiết mục, vở diễn xuất sắc như: Tổ khúc “Đoàn quân Việt Nam đi” (Đoàn Văn công Quân khu 2); “Khởi nguồn Việt Bắc” (Đoàn Văn công Quân khu 1); “Biên cương hội tụ” (Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng); “Cửu Long xanh”, “Mùa lũ” (Đoàn Văn công Quân khu 9); vở kịch "Chuyến tàu tốc hành trong đêm" (Nhà hát Kịch nói Quân đội)…
Thiếu tướng, Nhạc sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đức Trịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học VHNT Quân đội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật (HĐNT) của Hội diễn đánh giá: Chất lượng và quy mô của hầu hết các chương trình, vở diễn trong hội diễn đã tạo dấu ấn mạnh mẽ đối với các thành viên HĐNT và thu hút đông đảo người xem. Nhiều chương trình nghệ thuật là sự hội tụ của các tiết mục, tác phẩm đạt tới đỉnh cao, thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tìm tòi, sáng tạo trên những chủ đề tưởng như đã cũ, phá vỡ những khuôn sáo, lối mòn, vươn tới cái mới, lạ, hấp dẫn...
Tiết mục "Lời thề lính biển" của Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân.
Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Trưởng khoa Kịch hát dân tộc Trường Đại học Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh cho rằng: Một trong những dấu ấn lớn tại hội diễn chính là tinh thần cố gắng, sự sáng tạo, khả năng khám phá trong thể hiện đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng của các nghệ sĩ quân đội. Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, khát khao vươn tới cái đẹp đã giúp cho các chương trình tránh được cảm giác khô cứng, lặp lại. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ hôm nay qua góc nhìn của hội diễn hiện lên hùng tráng, mạnh mẽ, đầy tính nhân văn.
Nhiều khán giả tâm sự rằng, họ đến với hội diễn như tâm trạng của người đi thưởng lãm một vườn hoa nghệ thuật đa sắc, ngát hương, mà mỗi tiết mục trong đó là một bông hoa rực rỡ. Các nghệ sĩ quân đội đã thực sự thăng hoa, “cháy” hết mình trong mỗi lời ca, điệu múa, nốt nhạc, lời thoại... Sức sống của những tác phẩm nghệ thuật ấy như thế nào? Để đánh giá một cách khách quan, có lẽ chúng ta cần có một độ lùi cần thiết của thời gian, song với những gì các nghệ sĩ đã thể hiện, chúng ta hoàn toàn có quyền bày tỏ niềm tự hào, lòng ngưỡng mộ, tin tưởng và hy vọng.
Bên cạnh những gương mặt nghệ sĩ đã thành danh tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng công chúng, thật đáng mừng là hội diễn đã xuất hiện nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ xuất sắc, tài năng và tâm huyết. Họ đã mang đến một làn gió mới đầy ấn tượng trong các sản phẩm nghệ thuật của mình. Có thể nhắc đến những gương mặt như: Thanh Yên (Đoàn Văn công Quân khu 5); Khánh Ngọc (Đoàn Văn công Quân khu 7); Viết Danh (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội); Ngọc Quyền (Đoàn Văn công Quân khu 9)...
Thực hiện chỉ đạo của TCCT, ngay sau khi hội diễn kết thúc, các đoàn sẽ xây dựng kế hoạch, sớm đưa các chương trình nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước, để sản phẩm nghệ thuật thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống và lắng nghe phản hồi từ cuộc sống để tiếp tục định hướng phát triển nghệ thuật. Sớm đưa các giá trị nghệ thuật từ hội diễn đi vào cuộc sống chính là việc làm thiết thực, kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương IX (khóa XI) và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1944 – 22-12-2014)./.
ĐẶNG KIÊN – DUY MINH/ qdnd.vn
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái