Thứ Sáu, 22/11/2024, 16:08 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Sáng ngày 22-01, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội dự Đại hội XII của Đảng trình bày tham luận tại Đại hội. Tạp chí điện tử Quốc phòng toàn dân trân trọng gửi đến bạn đọc toàn văn bài tham luận.
Trước hết, Đoàn đại biểu Quân đội biểu thị sự nhất trí và đánh giá cao chất lượng Dự thảo các văn kiện Trung ương trình Đại hội. Chúng tôi nhận thấy, Dự thảo đã được Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) xây dựng công phu và đã tiếp thu ý kiến đóng góp của toàn Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đại biểu Quốc hội khóa XIII và nhân dân cả nước, nên Dự thảo đảm bảo chất lượng tốt. Nội dung đề cập trên các lĩnh vực có tầm chiến lược, tính khái quát cao, có cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
Dự thảo các văn kiện của Trung ương thực sự kết tinh sự tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; đồng thời, đó cũng là minh chứng thuyết phục phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị nhằm vào Đại hội XII của Đảng.
Chúng tôi xin tham gia một số ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị, góp phần làm sâu sắc thêm về lĩnh vực quốc phòng quân sự, bảo vệ Tổ quốc.
Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, thúc đẩy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Cùng với đó là những diễn biến mới phức tạp ở Biển Đông... Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự điều hành của Chính phủ, sự phối hợp của các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương; toàn quân đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, thống nhất cao, tuyệt đối trung thành, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu chiến đấu, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Kết quả nổi bật là: Đảng bộ Quân đội và toàn quân đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nắm vững và dự báo đúng tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nắm, đánh giá và phối hợp với các lực lượng xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống1, không để bị động bất ngờ, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước và quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Đây là thành tựu bao trùm và quan trọng nhất.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương, phát huy tốt vai trò nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc2, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh ở từng khu vực và trên phạm vi cả nước, nhất là các địa bàn chiến lược, trọng điểm về quốc phòng - an ninh.
Trong 5 năm qua, sự nghiệp xây dựng Quân đội“Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trước hết là xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị đã thường xuyên được quan tâm, coi trọng, bảo đảm giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội; giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội.
Đồng thời, được sự quan tâm đầu tư nguồn lực của Đảng và Nhà nước, việc ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng đã có bước đột phá, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, Quân đội đã làm nòng cốt trong khắc phục hậu quả của chiến tranh; tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, cứu hộ cứu nạn và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án lớn của quốc gia như: “Xây dựng nông thôn mới”, “Xóa đói, giảm nghèo”, thực hiện tốt công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị địa phương, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nâng cao nhận thức về đối tác, đối tượng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ được quan tâm xây dựng vững mạnh, có chất lượng, tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc xử lý các tình huống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
Nền công nghiệp quốc phòng đã có bước phát triển mới, đã nghiên cứu chế tạo và làm chủ công nghệ sản xuất một số loại vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật. Công tác đối ngoại quốc phòng, hội nhập quốc tế về quốc phòng được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Những kết quả đạt được nêu trên không chỉ trực tiếp tạo cơ sở thuận lợi để Quân đội tiếp tục phát huy, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn thiết thực góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, thế và lực của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước trong những năm tới.
Kết quả trên xuất phát từ cả nhân tố chủ quan và khách quan. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện giúp đỡ của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương; đặc biệt là sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ của Nhân dân cả nước đối với Quân đội trong suốt quá trình hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
Trong những năm tới, trên thế giới hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng tình hình tiếp tục có những biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, rất khó lường; môi trường chiến lược có nhiều biến động, do sự cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa các nước lớn; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố và các thách thức an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp với nhiều đặc điểm mới.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động, nhất là việc cộng đồng ASEAN vừa được hình thành, với ba trụ cột chính sẽ tạo bước chuyển tích cực cả về chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội và văn hóa trong khu vực; nhưng đây cũng vẫn là nơi cạnh tranh quyết liệt về chiến lược giữa các nước lớn.
Trước xu thế hội nhập và mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh lợi ích giữa các nước, chúng ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta… Tình hình Biển Đông có những khó khăn, thách thức mới.
Trong bối cảnh đó, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta có sự phát triển mới, yêu cầu cao, đan xen cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức. Quân đội luôn nhận thức sâu sắc vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; ý thức rõ trách nhiệm chính trị, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó.
Trên cơ sở quán triệt, nắm vững Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và nghiên cứu sâu sắc Dự thảo, chúng tôi xin được đề xuất một số vấn đề theo hướng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ những nội dung mới, nội dung cơ bản, cốt lõi mà Dự thảo đề cập và đó cũng là những nhiệm vụ, giải pháp chính mà Quân đội tập trung thực hiện trong những năm tới.
Một là, tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Chúng tôi xác định đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Quân đội, và, để làm tốt vấn đề này, trong thời gian tới, Quân đội sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương, nhất là lực lượng Công an và Đối ngoại thực hiện tốt công tác dự báo chiến lược; trên cơ sở đó, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, có đối sách phù hợp để xử lý thắng lợi các tình huống, các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, nhất là với các nước láng giềng, các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước lớn, kiên quyết không để xảy ra bị động, bất ngờ về chiến lược.
Để dự báo đúng, tham mưu trúng, xử lý có hiệu quả các tình huống, các vấn đề phức tạp nảy sinh, Quân đội phải thường xuyên chủ động nắm chắc tình hình trong nước và quốc tế, nhất là những diễn biến liên quan đến quốc phòng. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc và giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo, vùng trời và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Đây cũng là quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” được nêu tại mục 10 của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội.
Hai là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên phạm vi cả nước. Đó là nền quốc phòng với tiềm lực, sức mạnh tổng hợp, được cấu thành trên cơ sở nguồn lực quốc gia và trong nhân dân, từ nhân dân, mang đậm tính chất tự vệ, không nhằm đe dọa bất cứ quốc gia nào. Đó là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại, do toàn dân tiến hành xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.
Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, Quân đội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp với thực tiễn và đặc điểm, thế mạnh của từng địa bàn, khu vực, nhất là địa bàn chiến lược Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ và vùng biên giới, biển đảo của Tổ quốc. Trong đó, trọng tâm là xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đặc biệt là “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở. Chú trọng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh, đảm bảo cho các địa phương xử lý tốt các tình huống quốc phòng - an ninh trong cả thời bình và thời chiến.
Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục phát huy vai trò, tính hiệu quả của các đơn vị kinh tế - quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng để đẩy mạnh kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh trên các địa bàn biên giới, biển đảo. Chú trọng thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng ở các địa phương và các ban, bộ, ngành Trung ương.
Ba là, đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, thực sự là lực lượng nòng cốt cho toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã được xây dựng theo phương hướng mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện, vững chắc. Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng, sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, đảm bảo cho Quân đội hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất và các nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt phương hướng xây dựng Quân đội trong tình hình mới, trước hết phải tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự vững mạnh về chính trị của Quân đội được biểu hiện tập trung ở việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất quán đường lối, quan điểm của Đảng, có lập trường tư tưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó, cần thực hiện tốt Đề án tổ chức lực lượng Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, có cơ cấu tổ chức phù hợp, thành phần quân chủng, binh chủng cân đối, hợp lý; tiếp tục điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước trong tình hình mới.
Đối với việc xây dựng Quân đội từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; cần coi trọng và đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng độc lập, tự chủ, hiện đại, theo hướng lưỡng dụng; tập trung xây dựng một số doanh nghiệp mạnh như Tập đoàn Viễn thông Quân đội trở thành tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí công nghệ cao; đồng thời, gắn kết giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia nhằm từng bước tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho Quân đội.
Bốn là, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, lãnh đạo toàn quân hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và dân giao phó.
Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Dự thảo các văn kiện của Trung ương trình Đại hội đều xác định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của Đảng bộ, lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao”. Thời gian tới, toàn quân tiếp tục quán triệt, nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Trong đó, tập trung xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chú trọng giáo dục, quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên kết hợp với nâng cao năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách mạng; tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc phòng, Quân đội, thực hiện tốt công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ. Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội; tích cực đổi mới phong cách, phương pháp lãnh đạo, chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
Kính thưa Đại hội!
Dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc là quy luật tồn tại và phát triển của đất nước. Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ trong thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”. Trước những diễn biến, phức tạp, khó lường của tình hình; trước yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc tăng cường quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là yêu cầu đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Với những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Quân đội tin tưởng rằng, trong nhiệm kỳ tới, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự quản lý điều hành của Nhà nước; với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị; nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại sẽ đạt được mục tiêu đề ra, tạo cơ sở để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. __________________________________
1 - Điển hình là xử lý vụ gây rối ở Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011; giải quyết tốt việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam từ tháng 5 -7-2014…
2 - Ở khu vực biên giới, biển đảo còn gắn với thế trận biên phòng toàn dân.
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai thành công tốt đẹp
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm