Thứ Hai, 28/04/2025, 17:49 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Hơn 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm được trưng bày tại triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử” khai mạc vào ngày 09-7, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Bản đồ và tư liệu trưng bày lần này là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến thời kỳ xây dựng XHCN ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hoà bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh, triển lãm lần này nối tiếp thành công từ đợt triển lãm tổ chức tại Hà Tĩnh nhân tuần lễ Biển, đảo Việt Nam diễn ra vào tháng 6-2013, thu hút hơn 10 nghìn lượt khách tham quan. Triển lãm được tổ chức như một cách tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền tải tới thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với những bằng chứng quan trọng này, sẽ nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong cuộc triển lãm, Ban tổ chức không giới thiệu toàn bộ các nguồn tư liệu đã tập hợp được mà chỉ tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn trong hoà bình. Tư liệu ở các giai đoạn trước thế kỷ XVII và sau thế kỷ XIX chỉ được giới thiệu ở mức độ cần thiết và hợp lý, vừa làm cơ sở cho người xem hiểu rõ ngọn nguồn lịch sử chủ quyền của Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, tiếp nối, quyết tâm bảo vệ đến cùng mỗi tấc đất, tấc biển của Tổ quốc.
Về mảng tư liệu của Việt Nam, triển lãm trưng bày các thư tịch, bản đồ, tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước, như: Châu bản Triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử…
Mảng tư liệu của Trung Quốc, Ban tổ chức giới thiệu một số bản đồ và 03 tập atlas (tập bản đồ chính thức) khẳng định ranh giới cực Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. 03 cuốn atlas do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908,1919, 1933 gồm: Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, in bằng tiếng: Trung Quốc, Anh, Pháp; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc tái bản tại Nam Kinh vào năm 1933, in bằng tiếng: Trung Quốc, Anh, Pháp.
Các Atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành phố của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas. Vì thế, cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các atlas này vào các năm 1919, 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi lý của Trung Quốc.
Trong khuôn khổ triển lãm, người xem được “thực mục sở thị” 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hoà về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, triển lãm là kết quả của quá trình sưu tầm, nghiên cứu lâu dài, có những tư liệu được sưu tầm từ hàng chục năm nay, đó là tư liệu bằng chữ viết, vừa có giá trị về mặt lịch sử và giá trị pháp lý, tư liệu Châu bản triều Nguyễn, các bản đồ cổ… Bên cạnh các tư liệu của các nhà sưu tầm trong nước còn có các tư liệu của người nước ngoài viết. Triển lãm góp phần quan trọng giáo dục thế hệ trẻ về giá trị lịch sử thông qua những hình ảnh cụ thể chứ không phải bằng các bài giảng khô khan. Giáo sư Phan Huy Lê tin tưởng những hình ảnh cụ thể đó sẽ thấm vào lòng người sâu sắc.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử” tổ chức với mục đích góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; giúp bạn bè quốc tế, trong đó có người dân Trung Quốc hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực; đồng thời, một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm của người dân Việt Nam trong bảo vệ mỗi tấc đất, biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Nguồn: qdnd.vn
Trường Sa - Hoàng Sa
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru 28/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 27/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Lào 25/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào 25/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì họp Ban Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam 24/04/2025
Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Lào 24/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp tổ chức quân sự địa phương 23/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp 23/04/2025
Chủ tịch nước: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận 22/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được 18/04/2025
Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Burundi
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu