Thứ Bảy, 23/11/2024, 18:10 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Ngày 03-3, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn APEC kết thúc ngày làm việc cuối cùng và then chốt nhất trong dịp Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) và các cuộc họp liên quan diễn ra từ ngày18-02 đến 03-3-2017.
Với tổng cộng 60 cuộc họp, hội thảo, đối thoại với sự tham dự của hơn 1.900 đại biểu đại diện 21 nền kinh tế thành viên, các tổ chức quốc tế, khu vực, cũng như nhiều học giả, doanh nghiệp và báo chí, Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan là sự kiện lớn đầu tiên của Năm APEC Việt Nam 2017.
Trong ngày làm việc cuối cùng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 (Chủ tịch SOM APEC 2017), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị đã trao đổi, thống nhất và thông qua bốn ưu tiên hợp tác của Diễn đàn APEC trong năm 2017.
Đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; tăng cường liên kết kinh tế sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Các nền kinh tế cũng đã thảo luận sôi nổi nhằm làm rõ nội hàm của bốn ưu tiên, với những đề xuất và sáng kiến mới và thiết thực, gắn với quan tâm của người dân và doanh nghiệp của khu vực.
Xuyên suốt các cuộc họp, các nền kinh tế APEC đã thể hiện sự đồng thuận về thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, thương mại tự do, góp phần vào tăng trưởng khu vực.
Trên tinh thần đó, các nền kinh tế đã thảo luận nhiều nội dung hợp tác lớn như thực hiện các Mục tiêu Bogor, từng bước hiện thực hoá Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), thúc đẩy cải cách cơ cấu, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy kết nối, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bảo đảm an ninh lương thực...
Các đại biểu cũng đã thống nhất và thông qua lịch hoạt động của cả năm 2017, bao gồm các Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM), Hội nghị Bộ trưởng và tương đương, Tuần lễ cấp cao vào tháng 11 tại thành phố Đà Nẵng, cũng như thống nhất trọng tâm hợp tác của các ủy ban và nhóm công tác nhóm họp lần này. Nhiều dự án nâng cao năng lực cũng được đề xuất nhằm hỗ trợ các thành viên tận dụng tốt hơn các cơ hội thương mại, đầu tư, kinh doanh... tiến trình hợp tác APEC mang lại.
Trong vai trò chủ nhà, Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến lớn cho năm 2017 và bước đầu nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế. Trong số này, có thể kể đến đề xuất về việc thúc đẩy tính bao trùm trong phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cả về kinh tế, xã hội và tài chính.
Sáng kiến được kỳ vọng sẽ kết nối các chương trình hợp tác hiện có của APEC, giúp mọi người dân đều được hưởng thụ những thành quả của toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại. Việt Nam cũng đề xuất hình thành cơ chế thảo luận về hợp tác APEC trong tương lai dài hạn, trong đó có hình thành Tầm nhìn của Diễn đàn sau năm 2020, bên cạnh các đề xuất cụ thể để đẩy nhanh chương trình nghị sự về tự do hoá thương mại và đầu tư, hướng tới các mục tiêu Bogor vào năm 2020.
Tại các hoạt động lần này, 7 Bộ, ngành Việt Nam cũng đã chủ trì, đồng chủ trì các cơ chế APEC, gồm Bộ Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ và Thanh tra Chính phủ.
Hội nghị SOM 1 đã khép lại chuỗi hoạt động đầu tiên của Diễn đàn APEC tại Việt Nam trong năm 2017. Thảo luận và các kết quả của Hội nghị cho thấy hợp tác, liên kết, tự do hoá thương mại và đầu tư vì một khu vực phát triển và thịnh vượng tiếp tục là dòng chảy chủ đạo tại châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thuận đạt được tại Hội nghị cũng tạo đà cho một Năm APEC với gần 200 cuộc họp, trải đều trong 10 tỉnh, thành khắp ba miền của Việt Nam.
Sau Hội nghị lần này, các thành viên sẽ tiếp tục thảo luận, cụ thể hoá các đề xuất, sáng kiến mới, trước khi bước vào Hội nghị SOM 2 vào tháng 5 tại thành phố Hà Nội.
Năm APEC 2017 được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế của APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực, đi đầu thúc đẩy tăng trưởng, hội nhập và liên kết của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
APEC 2017 cũng bổ trợ cho nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong nỗ lực tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao hơn, cũng như tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp và người dân tham gia và thụ hưởng thành quả của tự do hóa thương mại và đầu tư cởi mở và công bằng.
Nguồn: TTXVN
APEC 2017,hội nghị SOM 1,kết quả quan trọng
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái