Thứ Bảy, 23/11/2024, 10:41 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
(Ghi chép của phóng viên Báo Quân đội nhân dân gửi từ Tô-ki-ô)
Ngay sau khi Hội nghị cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ tư kết thúc, họp báo cùng các Thủ tướng 5 nước Mê Công, Thủ tướng Nhật Bản Y. Nô-đa tuyên bố với báo giới Hội nghị đã thành công tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố Tô-ki-ô, đưa ra tầm nhìn mới trong việc phát triển khu vực Mê Công và quan hệ hợp tác Mê Công – Nhật Bản giai đoạn 2013-2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đó là mong đợi của không chỉ 5 nước Mê Công mà của cả Nhật Bản, đối tác chính, nhà tài trợ chính trong hợp tác Mê Công – Nhật Bản. Trải qua 3 kỳ hội nghị cấp cao (lần đầu tiên diễn ra năm 2009), hợp tác Mê Công – Nhật Bản đã có những bước đi dài với việc thực hiện các dự án kết nối và phát triển thành công. Hội nghị Cấp cao lần thứ tư này khẳng định quyết tâm của các nước Mê Công và Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững khu vực Mê Công nói riêng và khu vực Đông Á nói chung. Các nhà lãnh đạo các nước Mê Công và Nhật Bản đã đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động 63, Sáng kiến hợp tác Kinh tế - Công nghiệp và Sáng kiến thập kỷ Mê Công Xanh; thảo luận các phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác Mê Công - Nhật Bản 3 năm tới.
Chiến lược Tô-ki-ô được thông qua tại hội nghị này là nền tảng cho hợp tác Mê Công - Nhật Bản với trọng tâm là thúc đẩy tính kết nối của tiểu vùng Mê Công, hợp tác cùng phát triển giữa các nước Mê Công và Nhật Bản, hợp tác bảo đảm an ninh con người và bảo vệ môi trường. Thành công của Hội nghị còn được thể hiện ở việc các nhà lãnh đạo các nước Mê Công và Nhật Bản còn thảo luận và thống nhất một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, như vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân...
Hợp tác Mê Công - Nhật Bản sẽ dựa vào 3 trụ cột chính, bao gồm tăng cường kết nối Mê Công; xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển kinh tế; và bảo đảm an ninh con người, phát triển bền vững. Hợp tác Mê Công sẽ dựa vào các công cụ hợp tác với Nhật Bản và huy động trong cả cộng đồng. Nhật Bản đã đề xuất 57 dự án chung cho khu vực Mê Công với tổng vốn đầu tư khoảng 23 nghìn tỷ yên, dành 600 tỷ yên cho viện trợ phát triển (ODA) xây dựng nền tảng xã hội cho nhu cầu phát triển trong vùng Mê Công. Từ nay tới năm 2015, Nhật Bản sẽ hợp tác giúp khu vực Mê Công giảm 30 nghìn trẻ sơ sinh chết mỗi năm (hiện nay con số này trong cả vùng là 170 nghìn trẻ chết/năm); giúp giảm 30 nghìn người chết vì HIV/AIDS/năm.
Thủ tướng Nhật Bản cũng tuyên bố, khu vực Đông Á sẽ không thể phát triển nếu không có sự tham gia của các nước Mê Công. Có thể hiểu rằng, khu vực Đông Á tuy đang phát triển rất năng động, nhưng các nước Mê Công vẫn thuộc nhóm các nước có tiềm lực yếu nhất, chưa theo kịp toàn bộ khu vực. Khả năng tự kết nối của các nước Mê Công trong quá trình phát triển chưa đủ mạnh bởi thiếu các nguồn lực cần thiết. Và Nhật Bản là một đối tác góp phần giúp các nước Mê Công phát triển, giúp các nước này hội nhập Cộng đồng ASEAN sắp tới và cùng phát triển với các nước khác trong khu vực Đông Á.
Sự phát triển của tiểu vùng Mê Công có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai khu vực Đông Á, trong đó có Nhật Bản. Vừa có vị trí địa chiến lược quan trọng, vừa là một vựa lúa lớn trên thế giới, an ninh và phát triển của vùng Mê Công có tác động mạnh mẽ tới an ninh khu vực Đông Á vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực. Lợi ích của Nhật Bản trong vùng Mê Công cũng như trong ASEAN là rất rõ ràng.
Trước báo giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước vùng Mê Công tham dự hội nghị đều đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Nhật Bản đối với khu vực Mê Công, hoan nghênh và ủng hộ hoàn toàn 3 trụ cột hợp tác Mê Công – Nhật Bản, giúp các nước Mê Công phát triển hài hòa hơn, thúc đẩy Mê Công hội nhập ASEAN và Đông Á.
Việt Nam đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào hoạt động của cơ chế hợp tác Mê Công - Nhật Bản ngay từ ngày đầu cơ chế này được thành lập (năm 2007). Nhiều dự án quan trọng đã được triển khai trong khuôn khổ hợp tác Mê Công - Nhật Bản, điển hình như: Dự án xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng (dự án thí điểm hợp tác công - tư); dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Mê Công - Nhật Bản; dự án thành lập Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng tại Việt Nam; dự án Hợp tác khu vực về Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực Mê Công; xây dựng một số tuyến đường cao tốc; cử nhiều cán bộ trẻ tham dự các chương trình giao lưu nhân dân tại Nhật Bản, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với Nhật Bản và các nước Mê Công khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị lần này nhằm khẳng định Việt Nam mong muốn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mê Công – Nhật Bản, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước tiểu vùng Mê Công, đồng thời tăng cường mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu về phương hướng hợp tác Mê Công - Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu lên các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mê Công - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Nhằm tăng cường hơn nữa kết nối trong khu vực Mê Công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu sáng kiến mới về phát triển hệ thống vận tải đa phương thức để tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp và hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển. Sáng kiến của Việt Nam đã được hội nghị hoan nghênh và ủng hộ. Triển khai thực hiện sáng kiến này sẽ giúp khai thác hiệu quả hơn hệ thống đường bộ, hành lang giao thông và giảm tải các trục giao thông chính; tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hóa nhờ cắt giảm chi phí, thời gian vận tải và góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông. Sáng kiến này của Việt Nam được hội nghị đánh giá cao và là một phần nội dung quan trọng trong Tuyên bố Tô-ki-ô nhằm kết nối hơn nữa giữa các nước Mê Công với thế giới bên ngoài và Mê Công – Nhật Bản.
Trong danh sách 57 dự án được Nhật Bản đề xuất thực hiện tại khu vực Mê Công, có tới 26 dự án sẽ được triển khai ở Việt Nam. Điều đó thể hiện rằng, Việt Nam được đánh giá là trung tâm kết nối Mê Công và là một đầu mối quan trọng trong hợp tác Mê Công – Nhật Bản. Đó là vinh dự của Việt Nam, nhưng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải khẩn trương tổ chức thực hiện các dự án này sao cho nhanh và hiệu quả nhất.
Nguồn: qdnd.vn
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái