Thứ Năm, 24/04/2025, 12:10 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Theo RIA-Novosti, ngày 16-3, đại diện chính quyền Crimea thông báo đã hoàn tất việc kiểm phiếu trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng giờ địa phương (13 giờ theo giờ Hà Nội) đến 20 giờ cùng ngày. Tính chung cả Crimea và Sevastopol có hơn 1,7 triệu người (chiếm 82,7%) đi bỏ phiếu. THX cho biết, sáng nay (17-3) Đài tiếng nói nước Nga đã thông báo kết quả chính thức, có 96,6% số phiếu lựa chọn phương án sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
Nhiều nguồn tin cho biết, có khoảng 70 quan sát viên quốc tế đến từ 23 nước trên thế giới tham gia giám sát Cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea. Các quan sát viên ghi nhận Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra thuận lợi và không có sai phạm nào xảy ra. Phái đoàn quan sát viên quốc tế "Viện châu Âu về giám sát dân chủ và bầu cử" cũng khẳng định rằng, sự chuẩn bị cho Cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea là phù hợp luật pháp nước Cộng hòa tự trị này và các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong một diễn biến liên quan, Mỹ và EU tiếp tục tuyên bố Cuộc bỏ phiếu trên là bất hợp pháp. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Cuộc trưng cầu dân ý này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh “sẽ tôn trọng lựa chọn của người dân Crimea”. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Obama khẳng định, Mỹ bác bỏ kết quả của Cuộc trưng cầu dân ý tại khu vực Crimea của Ukraine và cảnh cáo rằng Washington đã sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva do cuộc khủng khoảng này.
Trước đó, ngày 15-3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) họp Phiên khẩn cấp để biểu quyết Dự thảo Nghị quyết về tình hình U-crai-na do Mỹ đệ trình. Bản Dự thảo Nghị quyết không được thông qua, do Nga (một trong 05 nước có quyền phủ quyết) bỏ phiếu chống, trong khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Ðại diện thường trực của Nga tại LHQ V.Tru-rơ-kin nêu rõ: Nga không thể ủng hộ bản Dự thảo này vì nó đi ngược lại nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc được quy định trong Ðiều 01 của Hiến chương LHQ. Đồng thời, không thể nhất trí quan điểm cho rằng, Cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea ngày 16-3, trong đó, người dân Crimea tự quyết định tương lai của mình là không có giá trị pháp lý.
ĐOÀN TÁ ANH (tổng hợp)
Nguồn: TTXVN, nhandan.com.vn
Crimea,trưng cầu ý dân
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp tổ chức quân sự địa phương 23/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp 23/04/2025
Chủ tịch nước: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận 22/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được 18/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 17/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17/04/2025
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân 17/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 16/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn 16/04/2025
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu 16/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam
Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar
Đẩy mạnh hợp tác giữa hai đảng cầm quyền ở Việt Nam và Singapore
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Burundi
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Đại tướng Phan Văn Giang dự Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2024
Tạo đột phá mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Singapore
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu