Thứ Bảy, 23/11/2024, 16:12 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Sáng 17-3, Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã diễn ra tại Hoàng cung dưới sự chủ trì của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản theo nghi thức cao nhất của Hoàng gia Nhật Bản dành cho nguyên thủ quốc gia thăm cấp Nhà nước. Tham dự Lễ đón còn có Hoàng gia và toàn bộ nội các Nhật Bản. Đông đảo nhân viên Đại sứ quán Việt Nam cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tham gia Lễ đón. Ngay sau Lễ đón, Nhà vua A-ki-hi-tô (Akihito) và Hoàng hậu đã tiếp thân mật Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Phát triển hợp tác với Nhật Bản là ưu tiên cao của Việt Nam
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam cảm ơn về những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm sâu sắc mà Nhà Vua, Hoàng hậu cũng như Hoàng gia Nhật Bản đã dành cho nhân dân Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Nhà Vua và Hoàng hậu cảm ơn những tình cảm và sự hỗ trợ của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Nhật Bản trong thời gian qua và đặc biệt là qua thảm họa động đất sóng thần năm 2011.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ca ngợi Nhật Bản là một đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hoá lâu đời và rất đặc sắc, dân tộc cần cù, đầy tài năng và sáng tạo đã làm nên những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, được nhân dân thế giới khâm phục. Đồng thời, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản và mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp đó, đáp ứng lợi ích và lòng mong đợi của nhân dân hai nước.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Hoàng cung Nhật Bản.
* Cũng trong sáng 17-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Ma-sa-hia Xa-ca-nê (Mashahir Sakane), Phó Chủ tịch Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) và tham dự Tọa đàm chính sách với Lãnh đạo của 20 tập đoàn lớn nhất Nhật Bản.
Tại Buổi tọa đàm với các tập đoàn lớn nhất Nhật Bản, Chủ tịch nước coi đây là cơ hội thuận lợi để cung cấp cho những nhà lãnh đạo giới kinh tế Nhật Bản thông tin cập nhật về tình hình và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như nội dung mà Việt Nam ưu tiên muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản. Với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các tiến trình hợp tác kinh tế khu vực, thế giới và sự nỗ lực đẩy mạnh quá trình đổi mới mà nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tái cơ cấu nền kinh tế, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại giữa hai bên đang có những cơ hội lớn để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chủ tịch nước cũng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để cung cấp nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế mà trước hết là cho khu vực hợp tác đầu tư với Nhật Bản.
Chủ tịch nước khẳng định, Nhà nước Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng. Đặc biệt, sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư.
Nhân dịp này, các tập đoàn Nhật Bản đã nêu những khuyến nghị, đề xuất cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển ngày càng hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai phía; đặc biệt là nhằm phát triển bền vững, hiện thực hoá mục tiêu công nghiệp hoá đến năm 2020 và thúc đẩy phát triển hạ tầng.
* Trong chương trình làm việc 17-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) I-si-ghe Hi-rô-iu-ki (Ishighe Hiroyuki). Tại Buổi tiếp, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được biết trong cuộc điều tra gần đây của JETRO, 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn không chỉ có 70% mà phải là 100% các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam và ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư mới của Nhật Bản đến Việt Nam. Với nỗ lực từ cả hai phía, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ không chỉ dừng ở con số 35 tỷ USD và kim ngạch thương mại hai nước sẽ phấn đấu để sớm đạt mức 50 tỷ USD trước năm 2020.
Chủ tịch JETRO cho biết, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ quan tâm đến đầu tư, làm ăn tại Việt Nam và JETRO sẽ làm tốt vai trò cầu nối các doanh nghiệp Nhật Bản với thị trường Việt Nam. Ông I-si-ghe cũng cho biết, phía Nhật Bản sẽ không tập trung vào lắp ráp, mà sẽ chuyển giao công nghệ và sản xuất linh kiện tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế lớn Nhật Bản.
Hãy vững tin và đồng hành cùng Việt Nam
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đã dự khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật tại Tô-ky-ô.
Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch nước nhấn mạnh, sự hiện diện của đông đảo các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tại Diễn đàn là minh chứng cho sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp hai nước đối với hợp tác kinh tế Việt - Nhật nói riêng và quan hệ hai nước nói chung. “Tinh thần đối tác chiến lược và tin cậy lẫn nhau đang thổi luồng sinh khí mới lan tỏa sâu rộng trong hợp tác hữu nghị không chỉ giữa các cấp, các ngành ở trung ương mà cả giữa các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp hai nước; đồng thời, đi vào tình cảm và hoạt động giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, trí thức và thanh niên Việt Nam và Nhật Bản”.
Theo Chủ tịch nước, trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản đã xác lập vững chắc vị thế là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là nước cung cấp ODA lớn nhất, nhà đầu tư nước ngoài số một và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, như : quần áo, giầy dép, các món ăn hải sản được chế biến từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao của Việt Nam như tôm, mực… cùng các món ăn truyền thống Việt Nam như gỏi nem, phở… đang ngày càng được người dân Nhật Bản đón nhận và ưa chuộng. Phần lớn các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đã có mặt và đang kinh doanh hiệu quả, ổn định và lâu dài tại thị trường Việt Nam, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và CNH,HĐH. Theo Chủ tịch nước, “Chế tạo tại Nhật Bản” đối với người tiêu dùng Việt Nam được coi như một sự bảo đảm về chất lượng.
Khẳng định Việt Nam đang đứng trước nhiều tiềm năng phát triển to lớn trong thời kỳ mới, Chủ tịch nước cho hay, Việt Nam đang nỗ lực và quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ứng phó với các thách thức do những bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là sự suy giảm tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu. “Những nỗ lực này sẽ mang lại diện mạo mới cho nền kinh tế và là động lực cho phát triển của Việt Nam”.
Với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam không chỉ là cửa ngõ quan trọng của tiểu vùng Mê Công, mà còn trở thành một hạt nhân tích cực trong trung tâm phát triển kinh tế đầy tiềm năng này, là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo trong không gian kinh tế thống nhất. Đáng chú ý, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đồng thời các đàm phán về khu vực thương mại tự do với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, tạo các nền tảng lợi ích cho quan hệ đối tác bình đẳng, dài hạn, mang tính xây dựng và cùng có lợi. Cũng như Nhật Bản, Việt Nam hết sức coi trọng tiến trình đàm phán TPP, một trong những liên kết kinh tế tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định thương mại tự do FTA giai đoạn 2015 - 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20. Đây là những nền tảng căn bản để Việt Nam liên kết khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế trên tầm cao mới và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản cần phát huy hơn nữa tính hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế ; đồng thời, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp và hợp tác chặt chẽ vì lợi ích chiến lược của hai nước. Theo Chủ tịch nước, phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật đòi hỏi không chỉ nỗ lực của Chính phủ hai nước mà cả sự ủng hộ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. “Nhìn lại hơn 400 năm trước, phố cổ Hội An ở Việt Nam đã từng là thương cảng nhộn nhịp của các thương gia Nhật Bản và nay là một di sản văn hóa thế giới hấp dẫn du khách quốc tế. Những thương nhân Nhật Bản khi đó là những “sứ giả” kết nối Việt Nam với Nhật Bản. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đang nắm một sứ mệnh quan trọng, đó là kết nối hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản vì lợi ích chung của hai nước và của chính các bạn”.
Bày tỏ tin tưởng vào triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, Chủ tịch nước kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản hãy chọn Việt Nam là điểm đến tin cậy, mở rộng hơn nữa kinh doanh và đầu tư dài hạn tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, đóng tàu, chế tạo ô tô và phụ tùng ô tô, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, điện tử, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, hợp tác công - tư (PPP) nhằm góp phần đưa Việt Nam bước lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Khẳng định quyết tâm đổi mới sâu sắc và hội nhập quốc tế toàn diện, Chủ tịch nước cho hay Việt Nam sẽ triển khai mạnh mẽ các biện pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các khuôn khổ pháp lý, chính sách… để xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định, thuận lợi, minh bạch và nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm làm ăn lâu dài, hiệu quả và bền vững ở Việt Nam: “Tôi xin khẳng định với các bạn rằng Việt Nam luôn coi các bạn là một thành phần quan trọng của kinh tế Việt Nam, thành công của các bạn là thành công của Việt Nam. Các bạn hãy vững tin và đồng hành cùng Việt Nam, vì lợi ích chung của chúng ta và quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản và vì một châu Á phát triển, thịnh vượng và ngày càng gắn kết”.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trong chương trình làm việc chiều 17-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc tiếp Chánh án Tòa án Tối cao Nhật Bản Ta-kê-xa-ki Hi-nô-rô-bu (Takesaki Hironobu) và trao Huân chương Hữu nghị cho Tòa án Tối cao Nhật Bản; tiếp Thống đốc tỉnh Aichi; dự cuộc Họp mặt với những người bạn thân thiết với Việt Nam tại Nhà khách Quốc gia; Tiếp Chủ tịch Tập đoàn báo chí Nikkei; Tiếp Cựu Chánh văn phòng Nội các Xeng-gô-ku (Sengoku); Tiếp cựu Quốc vụ khanh, Đồng Chủ tịch Ủy ban tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản Mát-xu-đa (Matsuda).
Tối cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân tham dự quốc yến do Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tổ chức.
Nguồn: qdnd.vn
Chủ tịch nước,Trương Tấn Sang,Nhật Bản
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái