Thứ Bảy, 23/11/2024, 11:32 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đòn đánh táo bạo của quân và dân ta, chọc vào đúng nơi mạnh nhất của địch và đã giành thắng lợi trọn vẹn; buộc thực dân Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức ngày 20-3 đã khẳng định ý nghĩa to lớn của thắng lợi ấy…
Trong lời khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo đã nhấn mạnh lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đánh giá về chiến dịch Điện Biên Phủ: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta… càng làm sáng ngời chân lý của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”.
Trong hơn 60 tham luận mà các đại biểu gửi đến và 12 tham luận trình bày trực tiếp trong Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ 05 vấn đề lớn: Âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, sự hình thành tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ; chủ trương, đường lối lãnh đạo, tầm nhìn của Đảng; nghệ thuật chỉ đạo, điều hành và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân; quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Chiến dịch, vai trò của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp; vai trò Đảng bộ, địa phương trong công tác chuẩn bị và thực hành kế hoạch tác chiến; sự phối hợp tác chiến giữa các lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Bắc với các chiến trường khác trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; quá trình hình thành liên minh chiến đấu ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; ý nghĩa, tầm vóc to lớn, giá trị của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc hiện nay.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói chuyện với các CCB từng chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ bên lề Hội thảo.
PGS, TS. Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh) đã trình bày tham luận chủ đề: “Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - quyết định lịch sử của Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”. Bằng chứng cứ lịch sử, đồng chí đã chứng minh, dựa vào sự cơ động chiến lược của địch, dựa vào sự phân tích ưu thế lực lượng, vũ khí, trang bị, trình độ, khả năng tác chiến, ta đã đánh giá đúng tình hình để từ đó đưa ra quyết định chọn Điện Biên Phủ là trận đánh quyết định. Trận đánh ấy còn có ý nghĩa cả ở lĩnh vực ngoại giao, bàn về vấn đề giải quyết hòa bình ở Việt Nam vào ngày 08-5-1954 sau này.
Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu, song các cựu chiến binh (CCB), những người từng tham gia trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 60 năm đã có các tham luận gây xúc động cho đại biểu. Tham luận của các CCB đều hướng tới làm rõ sức mạnh của chiến thắng là sức mạnh tổng hợp, là sự góp công của nhiều lực lượng, từ dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, pháo binh, cao xạ, trinh sát, công binh, bộ binh… Các CCB cho rằng, cội nguồn của sức mạnh ấy là nòng yêu nước, tin Đảng, tin Bác, tin vào quyết định của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tin vào chiến thắng. Chính niềm tin này đã cho họ có sức mạnh tinh thần giúp cán binh đoàn kết, chấp hành tuyệt đối nguyên tắc, ý định tác chiến; dũng cảm, sáng tạo, sử dụng thuần thục vũ khí trang bị trong chiến đấu và làm nên chiến thắng vẻ vang, một chiến thắng lịch sử vĩ đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý là tham luận của Thiếu tướng Bùi Nam Hà, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 và Đại tá Nguyễn Sĩ Động, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 đều gặp nhau ở một điểm chung rất có ý nghĩa với việc xây dựng lực lượng vũ trang hiện nay, cả hai đều khẳng định: Cán binh đoàn kết, có niềm tin, giỏi kỹ chiến thuật; không ngại hy sinh, biết lựa thời cơ, hành động dũng cảm thì sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong chiến đấu.
Đại tá Phạm Phú Bằng, nguyên Phóng viên Báo Quân đội nhân dân tại Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tham luận, làm rõ vai trò của 33 số báo xuất bản tại mặt trận đối với việc động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận. Đồng chí khẳng định, đây là quyết định sáng suốt của Tư lệnh Chiến dịch và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các phóng viên chiến trường của Báo Quân đội nhân dân đã góp phần làm cho khí thế chiến đấu của quân ta lớn mạnh, tiến lên giành chiến thắng trong Chiến dịch này.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung phát biểu bế mạc Hội thảo.
Trong tham luận “Những vấn đề nổi bật về chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”, Đại tá Nguyễn Bội Giong, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Tổng tham mưu về tổng kết chiến tranh đã đưa ra những chứng cứ chứng minh về tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cả ở tầm chiến dịch, chiến lược, chiến thuật, nhất là trong chọn cách đánh, thời cơ, cách nghi binh chiến lược… Ông đã rút ra phẩm chất trong con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là: Trung thành, có trình độ nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách quan, sâu sắc đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, lấy đó làm cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn trong xây dựng kế hoạch tiến công tiêu diệt địch; không chủ quan, không ảo tưởng, không bị bất ngờ trước những biến chuyển đột xuất; dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên quyết bảo vệ quyết định, bám sát diễn biến Cuộc chiến để có mệnh lệnh kịp thời; yêu thương bộ đội hết mực, tiết kiệm triệt để sinh mạng, máu xương của binh sĩ. Đại tá Nguyễn Bội Giong cho rằng, những phẩm chất ấy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có sức thuyết phục rất cao, là cơ sở để cán bộ, chiến sĩ khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu để giành chiến thắng.
Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ được thực dân Pháp tuyên bố là “pháo đài không thể phá”. Chúng từng đánh giá, ta không thể đánh được vì cho rằng, ta không thể mang từ các vùng xuôi lên một lượng lớn cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật phục vụ tác chiến. Tuy nhiên, trong tham luận “Bảo đảm hậu cần cho bộ đội chiến đấu liên tục trên địa bàn xa hậu phương trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” gửi tới Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Phú, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã làm rõ cơ sở thực tiễn trong nghệ thuật bảo đảm hậu cần chiến dịch, chiến lược, chiến thuật, nhất là trong việc huy động lực lượng, phương tiện, vật chất kỹ thuật từ hậu phương lên Tây Bắc. Điều này cho thấy, quan điểm kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng ta và Bác Hồ là hoàn toàn đúng đắn, là cơ sở tạo ra sức mạnh tổng hợp, giúp chúng ta giành được thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong tham luận “Lực lượng vũ trang Tây Bắc với Chiến dịch Điện Biên Phủ” trình bày tại Hội thảo, sau khi đã chứng minh sự đóng góp to lớn của quân và dân Tây Bắc với thắng lợi của Chiến dịch này. Trung tướng Dương Đức Hòa, Tư lệnh Quân khu 2 khẳng định, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 hôm nay luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi mãi không quên công ơn các Anh hùng, liệt sĩ, những người từng chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời, luôn đoàn kết, phấn đấu, khắc phục khó khăn, gian khổ, xứng đáng là người kế tục làm cho chiến thắng ấy mãi mãi trường tồn.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung cho rằng, tham luận mà các đại biểu gửi tới và trình bày trong Hội thảo có nội dung phong phú, chất lượng khoa học cao; góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, đặc sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đã biểu dương tinh thần cố gắng của các cơ quan, đơn vị trong việc làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức Hội thảo thành công.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đã khẳng định: “Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam; thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo, điều hành chiến tranh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả của tinh thần chiến đấu và bảo đảm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của các lực lượng; sự hy sinh to lớn về xương máu; sự phối hợp của các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao và chiến trường 3 nước Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình hiệu quả của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và các nước anh em… đã tạo nên sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung mong muốn, sau Hội thảo này, mọi người cần tiếp tục sưu tầm, cung cấp nhiều tư liệu, sự kiện liên quan tới Chiến dịch Điện Biên Phủ và các chiến trường khác trong chiến tranh, giúp các cơ quan nghiên cứu có điểu kiện bổ sung, làm phong phú thêm các sự kiện lịch sử oanh liệt, đồng thời làm cơ sở phục vụ nghiên cứu lâu dài.
Nguồn: qdnd.vn
hội thảo,Điện Biên Phủ
Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” 22/11/2024
ADMM+ là hình mẫu hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu 21/11/2024
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21/11/2024
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện 21/11/2024
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hoà Dominicana chủ trì họp báo chung 21/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia 21/11/2024
Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam - Armenia 20/11/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng 20/11/2024
Hội nghị ADMM-18: Cùng nhau vì hòa bình, an ninh và tự cường 20/11/2024
Đại tướng Phan Văn Giang trình Quốc hội sửa Luật Sĩ quan: Tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung quy định chức vụ cơ bản của sĩ quan
Giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Binh đoàn 15 khai mạc Hội thao thể dục thể thao quốc phòng lần thứ XIII - năm 2024
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng: Cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo, đúng tầm vóc các hoạt động kỷ niệm
Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái