Thứ Năm, 24/04/2025, 16:54 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Theo Báo QĐND – Ngày 10-7, tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (với ba nước là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 13, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Nhật Bản lần thứ 5 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Namdự các Hội nghị.
Sớm triển khai Hiệp định Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3, các Bộ trưởng đánh giá cao các kết quả quan trọng trong hợp tác ASEAN+3 trên tất cả các lĩnh vực. Các Bộ trưởng nhất trí các nước cần tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á và Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017; hoan nghênh quyết định của Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 tăng ngân sách cho việc thực hiện Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai từ 120 tỷ USD lên 240 tỷ USD; đề nghị sớm triển khai Hiệp định Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 ký tháng 10-2011.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng, thời gian tới các nước ASEAN+3 cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn về các vấn đề tài chính - tiền tệ, trong đó có thực hiện hiệu quả Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á; tăng cường kết nối, thương mại, đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở và giao thông vận tải, phát triển nguồn nhân lực... Thứ trưởng cũng đề nghị các Đối tác tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển cũng như ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại các khuôn khổ, diễn đàn khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…
Thông qua “Kế hoạch hành động Mê Công - Nhật Bản”
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Nhật Bản đã rà soát lại tình hình triển khai và thảo luận về định hướng của các hoạt động hợp tác tương lai. Hội nghị đã thông qua "Kế hoạch hành động Mê Công - Nhật Bản nhằm thực hiện Chiến lược Tô-ki-ô 2012". Hội nghị cũng hoan nghênh việc ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan thiết lập cơ chế họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao để giải quyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy phát triển Hành lang Đông - Tây (EWEC).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đề nghị Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công (MRC) và các nước thành viên phối hợp chặt chẽ để sớm triển khai nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mê Công, trong đó có tác động của đập thủy điện trên dòng chính.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Hàn Quốc đã kiểm điểm tình hình hợp tác trên cơ sở Tuyên bố sông Hàn được thông qua tháng 10-2011. Về hợp tác giai đoạn trước mắt, Hội nghị thống nhất triển khai một số dự án thí điểm trong các lĩnh vực ưu tiên; tổ chức "Diễn đàn kinh doanh Mê Công - Hàn Quốc" trong năm 2013; chọn năm 2014 làm "Năm giao lưu Mê Công - Hàn Quốc". Đối với hợp tác trung và dài hạn, các bên nhất trí xây dựng Kế hoạch hành động Mê Công - Hàn Quốc để thông qua vào năm 2014.
Tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982
Bên cạnh kiểm điểm và định hướng hợp tác, các Hội nghị cũng thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trong thảo luận, nhiều nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông đối với hòa bình, ổn định, an ninh-an toàn hàng hải ở khu vực, đặc biệt là những diễn biến phức tạp, gây phương hại đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, khẳng định tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh bày tỏ quan ngại và những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, khẳng định lại lập trường của Chính phủ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc phê chuẩn thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như mời thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982 và trái với tinh thần DOC, gây phương hại đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực. Thứ trưởng nhấn mạnh lại các nguyên tắc về tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và tinh thần DOC.
Nguồn: qdnd.vn
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp tổ chức quân sự địa phương 23/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp 23/04/2025
Chủ tịch nước: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận 22/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị P4G đã đạt được 18/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 17/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17/04/2025
Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Đổng Quân 17/04/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội 16/04/2025
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn 16/04/2025
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu 16/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam
Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar
Đẩy mạnh hợp tác giữa hai đảng cầm quyền ở Việt Nam và Singapore
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Burundi
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Đại tướng Phan Văn Giang dự Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2024
Tạo đột phá mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Singapore
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu