Thứ Bảy, 23/11/2024, 08:42 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Chuyên luận chỉ đạo
Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phát biểu tại buổi Lễ phát động Cuộc thi ảnh “Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu” (Nguồn: bqp.vn).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã chỉ rõ: Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết, những năm qua, Quân đội đã chủ động chuẩn bị ở các cấp, từng lực lượng với nhiều phương án nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Dự báo, đến cuối thế kỷ XXI, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng, 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngập nước. Như vậy, tình hình nước biển dâng, BĐKH ngày càng phức tạp làm cho thiên tai, sự cố ở nước ta xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh có thể gây thiệt hại nặng nề đối với các công trình hạ tầng cơ sở, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Các số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2001 đến nay, thiên tai đã làm chết và mất tích hơn 10.200 người; tàn phá, hủy hoại nặng nề môi trường sống; giá trị tài sản thiệt hại ước chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Vì thế, ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài của toàn Đảng, toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt.
Nhận thức rõ điều đó và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (CH-CN) – Văn phòng thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) vừa chủ động tham mưu giúp Bộ Quốc phòng (BQP), vừa tích cực tổ chức hướng dẫn toàn quân triển khai thực hiện ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai, sự cố và TKCN, bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng. Nổi bật là, các đơn vị trong toàn quân đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức về nguy cơ, tác hại của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, tai nạn, sự cố và TKCN thường xuyên được rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo các tình huống, kịch bản BĐKH và tổ chức luyện tập, diễn tập chặt chẽ. Việc tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cùng hệ thống cơ sở bảo đảm sẵn sàng ứng phó với thiên tai, sự cố được các đơn vị chú trọng triển khai trên từng khu vực, nhất là ở những khu vực trọng điểm, dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra. Năm 2013, mặc dù số vụ thiên tai, tai nạn, sự cố tăng cao1, thậm chí có vụ đặc biệt nghiêm trọng, diễn ra trên nhiều địa bàn với tính chất phức tạp, song, Quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt, huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục và TKCN kịp thời, đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại về người, tài sản, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng còn những hạn chế. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và địa phương về BĐKH chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, nhất là đối với các nguy cơ và cách thức ứng phó. Việc tổ chức lực lượng, xây dựng các kế hoạch, phương án và công tác phối hợp trong ứng phó với BĐKH ở một số địa phương, đơn vị còn bị động, lúng túng và có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Thời gian tới, theo dự báo, BĐKH sẽ diễn ra phức tạp và khó lường hơn, kéo theo sự gia tăng các loại thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, sự cố đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và tính mạng, tài sản của nhân dân. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH trong tình hình mới, trước hết, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH và tác động của nó cho cán bộ, chiến sĩ trên các địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm về thiên tai, sự cố. Yêu cầu đặt ra là phải làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về BĐKH, trên cơ sở đó, hình thành ý thức chủ động ứng phó có hiệu quả với sự tác động của nó trong mọi tình huống. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tập trung quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách cùng các văn bản của Đảng, Nhà nước, của BQP về thích ứng và giảm nhẹ tác động từ BĐKH cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Qua đó, làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững quan điểm, nguyên tắc, phương châm trong ứng phó với BĐKH; nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng và sự tàn phá nặng nề do BĐKH gây ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, thấy rõ những khó khăn, phức tạp cùng trách nhiệm nặng nề, nhưng vô cùng vẻ vang của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Từ đó, xác định thích ứng với BĐKH, chủ động phòng, chống thiên tai, sự cố là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Quân đội; là trách nhiệm, nghĩa vụ mà mọi quân nhân và đơn vị phải phấn đấu hoàn thành tốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở nắm vững Kế hoạch, Chương trình hành động ứng phó với BĐKH của Chính phủ, của BQP, các cơ quan, đơn vị chú trọng việc cung cấp thông tin, giải đáp thấu đáo các vấn đề về BĐKH và định hướng cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện các giải pháp cả về thích ứng và chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường trong tình hình mới. Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức cần tích cực đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp sát hợp với từng đối tượng, trên từng địa bàn; kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc mở các lớp tập huấn, giới thiệu chuyên đề và đưa vào chương trình đào tạo cán bộ các cấp. Đặc biệt, đối với những cơ quan chức năng, những lực lượng chuyên trách phải coi trọng tuyên truyền sát với nhiệm vụ bằng những biện pháp thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm biến nhận thức thành hành động cụ thể, thiết thực.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, tốc độ BĐKH không ngừng tăng nhanh, mức độ ảnh hưởng (thông qua các thiên tai, sự cố) ngày càng nghiêm trọng, diễn biến trên phạm vi rộng, không chỉ đối với các tỉnh ven biển, vùng đồng bằng thấp mà cả ở vùng núi cao và đô thị…; trong khi đó, khả năng ứng phó tại chỗ của lực lượng các ban, ngành, địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là trong ứng phó với các tình huống phức tạp. Vì vậy, xây dựng lực lượng CH-CN của Quân đội có tính chuyên nghiệp là giải pháp có ý nghĩa quyết định việc ứng phó hiệu quả với BĐKH trên các địa bàn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và BQP, lực lượng CH-CN của Quân đội không ngừng trưởng thành, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phòng, chống thiên tai, khắc phục tai nạn, sự cố và TKCN, góp phần giảm thiệt hại do BĐKH gây ra. Tuy nhiên, lực lượng này hiện còn mỏng, trang bị còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, khả năng cơ động khắc phục sự cố, TKCN trên các địa bàn và tình huống phức tạp còn khó khăn. Thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cần quan tâm xây dựng lực lượng CH-CN của Quân đội theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm đủ sức ứng phó với BĐKH ở trong nước và từng bước hội nhập với công tác ứng phó khẩn cấp về thiên tai, thảm họa ở khu vực và quốc tế. Hiện nay, lực lượng này được tổ chức gồm hai thành phần chủ yếu: chuyên trách và kiêm nhiệm, hoạt động theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia TKCN và của BQP, hình thành các trung tâm quốc gia về ứng phó khẩn cấp ở ba vùng: Bắc, Trung, Nam với các trang bị, thiết bị phù hợp, đồng bộ bảo đảm sẵn sàng ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai trên từng khu vực, địa bàn. Đối với lực lượng chuyên trách, cần tiếp tục được xây dựng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị các phương tiện chuyên dùng hiện đại, đủ sức làm nòng cốt trong các hoạt động CH-CN. Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng lực lượng này về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ; thường xuyên được huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện CH-CN hiện đại, sẵn sàng xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp ở trong nước và làm nhiệm vụ quốc tế. Đối với lực lượng kiêm nhiệm, cần được xây dựng rộng khắp trên các địa bàn, theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); trong đó, cần quan tâm xây dựng lực lượng CH-CN phổ thông ở từng đơn vị, địa phương nhằm ứng phó tại chỗ, kịp thời, hiệu quả đối với mọi thiên tai, sự cố do BĐKH gây ra ngay từ cơ sở. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu bảo đảm cho ứng phó với BĐKH rất cao, cần có sự đầu tư lớn, việc xây dựng lực lượng CH-CN nên đa dạng hóa các nguồn lực theo hướng xã hội hóa một số khâu, một số lực lượng trong các ngành, lĩnh vực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia vào công tác ứng phó với BĐKH, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, TKCN.
BĐKH là vấn đề toàn cầu; việc ứng phó phải tiến hành đồng thời cả hoạt động thích ứng và chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chương trình, mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015 của Chính phủ; Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của BQP và với vai trò là lực lượng nòng cốt, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng của các bộ, ngành và địa phương theo hướng tiếp cận liên ngành, liên vùng nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình, giải pháp ứng phó với BĐKH. Trong đó, coi trọng việc phối hợp trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản và các giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ cho lĩnh vực này. Đồng thời, tích cực lồng ghép các chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH của các đơn vị trên địa bàn với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trước mắt, các cơ quan, đơn vị trên từng địa bàn tập trung phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp ở địa phương có liên quan để triển khai hiệu quả Kế hoạch ứng phó với BĐKH. Trong đó, chú trọng tham gia phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; khảo sát, bảo vệ các tuyến đê biển xung yếu; các hồ, đập thủy lợi, thủy điện; các dự án chống ngập ở thành phố và chương trình sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, v.v.
Cùng với đó, cần coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với BĐKH, nhất là phát triển quan hệ với các đối tác chiến lược nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong dự báo, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các nước. Đặc biệt, trên nền tảng hợp tác tốt đẹp trong cuộc Diễn tập ứng phó thiên tai, thảm họa khu vực ASEAN năm 2013 (ADREX - 13) cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với quân đội các nước ASEAN và các nước có liên quan về ứng phó với BĐKH. Thông qua đó, chúng ta vừa thực hiện các cam kết, thỏa thuận và Điều ước quốc tế về BĐKH mà Việt Nam là thành viên; đồng thời, tạo cơ hội để hội nhập và tranh thủ huy động các nguồn lực từ bên ngoài,… nâng cao khả năng ứng phó của Quân đội trước BĐKH trong tình hình mới.
Thiếu tướng PHẠM HOÀI GIANG, Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn
1 - Năm 2013, nước ta phải hứng chịu 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới - con số kỷ lục trong gần 50 năm qua.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới 18/11/2024
Toàn quân đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới 14/11/2024
Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới 13/11/2024
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" 06/11/2024
Nắm vững nội dung, đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong Quân đội 04/11/2024
Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 21/10/2024
Toàn văn bài phát biểu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 20/10/2024
Tập trung chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng 17/10/2024
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát 22/09/2024
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - trách nhiệm cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam 12/09/2024
Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Toàn quân đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới
Nắm vững nội dung, đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong Quân đội
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới