Thứ Bảy, 23/11/2024, 06:56 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Chuyên luận chỉ đạo
Xây dựng dự toán ngân sách cho năm tiếp theo là nhiệm vụ thường niên, quan trọng của công tác tài chính quân đội. Trong thời điểm hiện nay, các ngành, đơn vị trong toàn quân cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng dự toán ngân sách năm 2020 theo cơ chế quản lý tài chính mới, đảm bảo sát yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước và có tính khả thi cao.
Năm 2018, cấp ủy, chỉ huy các ngành, đơn vị trong toàn quân và ngành Tài chính Quân đội đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 915-NQ/QUTW, ngày 25-8-2018 của Quân ủy Trung ương; Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo” ban hành kèm theo Quyết định 3500/QĐ-BQP, ngày 26-8-2018 của Bộ Quốc phòng. Trên cơ sở đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai xây dựng dự toán ngân sách quốc phòng năm 2019 với những đổi mới căn bản về chủ thể lập, phân bổ ngân sách và trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành; chất lượng dự toán được nâng cao,… tạo cơ sở quan trọng để điều hành ngân sách theo cơ chế quản lý tài chính mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng dự toán ngân sách ở một số ngành, đơn vị vẫn còn những mặt hạn chế. Do đây là năm đầu triển khai quy trình lập, phân bổ dự toán ngân sách theo cơ chế quản lý tài chính mới nên còn những lúng túng, vướng mắc. Công tác phối hợp giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ có nơi chưa chặt chẽ; chất lượng thẩm định dự toán ngân sách của một số ngành chưa cao. Một số ngành, đơn vị chưa bám sát hoặc rà soát hết nhiệm vụ, nên dự toán chưa sát yêu cầu nhiệm vụ. Cá biệt, có đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng dự toán ngân sách; còn biểu hiện ỷ lại cho cơ quan tài chính, v.v. Những tồn tại, hạn chế nêu trên cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Năm 2020 có tính quyết định việc hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, đại hội đảng các cấp; đồng thời, chuẩn bị xây dựng các mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025. Nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển, nhu cầu về tài chính tăng, nhưng khả năng đáp ứng của ngân sách còn có hạn. Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngân sách Nhà nước, cùng với nhiều chế độ, chính sách, quy định mới ban hành và có hiệu lực, sẽ tác động trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của ngành nghiệp vụ và yêu cầu chi tiêu, quản lý, sử dụng ngân sách, v.v. Trước tình hình đó, các ngành, đơn vị trong toàn quân cần triển khai toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các công cụ, biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dự toán ngân sách năm 2020, làm cơ sở thực hiện tốt công tác tài chính, ngân sách quốc phòng.
Để xây dựng dự toán ngân sách đúng định hướng, đảm bảo chất lượng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, trước hết, cấp ủy, chỉ huy các ngành, đơn vị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ quan trọng này và phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan tài chính trong tham mưu, hiệp đồng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Đây là những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới, hệ thống định mức làm cơ sở lập, phân bổ dự toán ngân sách chưa hoàn thiện, nên sẽ có những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Bởi vậy, các ngành, đơn vị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm quy chế lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác tài chính; có biện pháp đôn đốc, kiểm tra công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách chặt chẽ, sát đúng. Trên cơ sở thông tư lập, chấp hành và quyết toán ngân sách trong Quân đội và Công văn 4747/BQP-TC, ngày 09-5-2019 của Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các ngành, đơn vị cần định hướng trọng tâm, dự kiến nhiệm vụ năm 2020, nhất là những thay đổi, phát sinh mới, để cơ quan tài chính cân đối, lập dự toán ngân sách. Theo quy định, người chỉ huy (chủ tài khoản) phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy cùng cấp và người chỉ huy cấp trên về dự toán ngân sách của ngành, đơn vị mình. Cơ quan tài chính chủ trì lập phân bổ dự toán ngân sách của đơn vị và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chỉ huy về chất lượng dự toán ngân sách của đơn vị và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, công tác lập dự toán, phân bổ ngân sách theo cơ chế quản lý tài chính mới có nhiều đổi mới về chủ thể lập, phân bổ ngân sách và nội dung, quy trình, thủ tục. Do đó, các ngành, đơn vị cần quán triệt, nắm vững Thông tư 38/2019/TT-BTC, ngày 28-6-2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2020; Kế hoạch 3 năm 2020 - 2023; Chỉ thị 92/CT-BQP, ngày 26-6-2019 của Bộ Quốc phòng về việc “Xây dựng kế hoạch bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng và dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng năm 2020”; Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo” và các văn bản hướng dẫn của Cục Tài chính. Cơ quan tài chính các đơn vị cần phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu, phối hợp, hiệp đồng; chủ động bồi dưỡng, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan, nhằm thống nhất triển khai thực hiện.
Dự báo khả năng bảo đảm ngân sách Nhà nước bố trí cho quốc phòng năm 2020 tăng không nhiều, chủ yếu tăng những nội dung thuộc chế độ, chính sách ban hành trong năm 2019 và chế độ, chính sách thực hiện từ năm 2020; các nội dung chi khác, về cơ bản như dự toán đầu năm 2019. Vì vậy, khi xây dựng dự toán, các ngành, đơn vị cần nhận rõ khó khăn chung, tích cực cân đối nhu cầu với khả năng bảo đảm, xây dựng dự toán ngân sách đúng trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, khả thi cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách. Theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Cục Tài chính, các ngành, đơn vị cần rà soát kỹ nhiệm vụ được giao trong năm; đánh giá toàn diện việc thực hiện dự toán ngân sách năm 2019 và nắm vững những yếu tố có liên quan, nhất là số kiểm tra được thông báo, làm cơ sở để lập dự toán, phân bổ ngân sách năm 2020. Rút kinh nghiệm công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách năm 2019, các ngành, đơn vị cần rà soát kỹ và bám sát nhiệm vụ được giao; thực hiện đúng quy trình, thủ tục, hướng dẫn của cấp trên; tính toán chặt chẽ, cân đối toàn diện giữa các khối nhiệm vụ, trọng tâm bảo đảm và chủ động dự kiến nhiệm vụ phát sinh, đột xuất, các yếu tố biến động, như: quân số, giá cả thị trường, v.v. Quá trình triển khai phải quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tham nhũng và chỉ thị của Bộ Quốc phòng về công khai, minh bạch tài chính, ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
Các ngành, đơn vị căn cứ vào đặc thù nhiệm vụ, loại hình tổ chức hoạt động để xây dựng dự toán ngân sách cho phù hợp. Theo cơ chế quản lý tài chính mới, ngành nghiệp vụ các cấp chỉ lập dự toán ngân sách tự chi ở cấp mình; một số ít chuyên ngành lập và phân bổ một lượng nhỏ ngân sách có tính đặc thù rất cao cho đơn vị có nhiệm vụ; chịu trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách của ngành dọc cấp dưới, gửi kết quả thẩm định về cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp. Dự toán ngân sách của các ngành, đơn vị phải thuyết minh, giải trình rõ nhiệm vụ tăng, giảm; cơ sở, căn cứ tính toán; tổng hợp đầy đủ các khoản thu, chi, bao gồm cả các khoản thu để lại bổ sung kinh phí và chi tiết các khoản chi từ nguồn này. Cụ thể, dự toán chi phải xác định rõ: chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; chi ngân sách địa phương cho công tác quân sự, quốc phòng; các khoản chi từ nguồn thu đơn vị được để lại theo quy định. Đảm bảo bao quát hết các chính sách, chế độ hiện hành, chính sách, chế độ dự kiến ban hành trong năm 2020 và các nhiệm vụ được giao. Để thống nhất trong xây dựng dự toán, các ngành, đơn vị lấy quân số, mặt bằng giá tính tại thời điểm cuối quý 2 năm 2019; giá thanh toán sản phẩm quốc phòng theo mức đã được phê duyệt thanh toán năm 2019. Những nội dung chưa có định mức, chế độ, tiêu chuẩn thì căn cứ vào tình hình thực hiện các năm trước và dự kiến nhiệm vụ năm 2020 để xây dựng. Dự toán chi của ngành, đơn vị không được cao hơn số kiểm tra do cơ quan tài chính thông báo.
Năm 2020, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo tập trung ngân sách bảo đảm cho các cân đối lớn; ưu tiên cho nhiệm vụ: sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; triển khai thực hiện các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội đến năm 2021, bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Quân đội đến năm 2025; giáo dục - đào tạo, phát triển công nghiệp quốc phòng và cải thiện đời sống bộ đội. Các đơn vị chủ động cân đối, điều chỉnh cơ cấu chi, bảo đảm toàn diện cho các nhiệm vụ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên; chú ý tính toán, giảm trừ ngân sách đối với giá trị huy động, sử dụng tồn kho và các nội dung, chương trình đã hoàn thành trong năm 2019; hạn chế tối đa chi mua sắm tập trung để cấp phát hiện vật cho đơn vị; đồng thời, mở rộng mua sắm tập trung theo phương thức ký thỏa thuận khung. Đối với dự toán ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, các đơn vị phải rà soát chặt chẽ các dự án đã được phê duyệt để cân đối ngân sách; kiên quyết không bố trí vốn cho công trình, dự án không có trong quy hoạch, dự án chưa đủ thủ tục theo quy định, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, nhà khách, đoàn an điều dưỡng thực hiện tự chủ về tài chính lập nhu cầu ngân sách theo hướng dẫn riêng.
Các ngành, đơn vị (có hoạt động có thu) chú trọng xây dựng dự toán thu theo quy định. Trong đó, xác định chi tiết số thu nộp ngân sách nhà nước, thu nộp về Bộ Quốc phòng và thu được để lại đơn vị. Để xây dựng và thực hiện tốt dự toán thu, cần nắm vững nguồn, nội dung, chế độ thu; dự kiến yếu tố tác động đến nguồn thu,… để xác định mức thu phù hợp. Đây là nội dung quan trọng, giúp tăng khả năng cân đối ngân sách. Vì vậy, các ngành, đơn vị, nhất là các doanh nghiệp Quân đội cần đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nộp ngân sách theo quy định, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt, rà soát, quản lý chặt chẽ nguồn thu từ sử dụng đất quốc phòng, đảm bảo đúng pháp luật và chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Cùng với lập dự toán ngân sách năm 2020, các ngành, đơn vị cần bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai xây dựng Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2020 - 2023, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Là cơ quan chủ trì lập dự toán ngân sách, Cục Tài chính và cơ quan tài chính các cấp tiếp tục đề cao trách nhiệm, tích cực hướng dẫn, chỉ đạo, thẩm định, tổng hợp, tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị trong lập dự toán, phân bổ ngân sách cho các ngành nghiệp vụ cùng cấp, các đơn vị trực thuộc, đảm bảo nội dung, mẫu biểu, thời gian. Trong đó, chú trọng phối hợp, tham mưu làm tốt việc phân bổ số kiểm tra; rà soát, thẩm định chặt chẽ dự toán của các ngành, nhất là dự toán chi, kiên quyết cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thật sự cấp thiết, sai nội dung, vượt định mức. Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng dự toán với phân bổ ngân sách; đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho đơn vị, thực hiện mở rộng cấp phát và kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước,… góp phần thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính mới, tạo tiền đề nâng cao chất lượng công tác tài chính Quân đội, bảo đảm cho toàn quân hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Thiếu tướng, TS. LƯU SỸ QUÝ, Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng
Ngân sách quốc phòng,quản lý tài chính,xây dựng dự toán
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới 18/11/2024
Toàn quân đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới 14/11/2024
Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới 13/11/2024
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" 06/11/2024
Nắm vững nội dung, đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong Quân đội 04/11/2024
Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 21/10/2024
Toàn văn bài phát biểu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 20/10/2024
Tập trung chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng 17/10/2024
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát 22/09/2024
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - trách nhiệm cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam 12/09/2024
Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Toàn quân đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới
Nắm vững nội dung, đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong Quân đội
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới