Thứ Sáu, 20/06/2025, 04:42 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Chiều 14/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình dự án luật, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là cần thiết.
Điều này nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; tiếp tục thể chế hóa quy định tại Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị quyết số 130/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Luật này quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; bảo đảm nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đối tượng áp dụng của Luật gồm: (1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; (2) Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; (3) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Dự thảo Luật gồm 4 Chương, 26 Điều. Cụ thể: Chương I: Những quy định chung (11 Điều); Chương II: Xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (12 Điều); Chương III: Công tác bảo đảm và chế độ, chính sách (2 Điều); Chương IV: Điều khoản thi hành (1 Điều).
Về nội dung cơ bản của dự thảo luật, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 11) quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; vị trí, chức năng của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; chính sách của Nhà nước; quản lý nhà nước về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; hợp tác quốc tế về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại; các hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Về xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (từ Điều 12 đến Điều 23), gồm 4 mục, quy định các nội dung: Mục 1 về xây dựng lực lượng; Mục 2 về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành; Mục 3 về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang; Mục 4 về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng dân sự.
Về công tác bảo đảm và chế độ, chính sách (từ Điều 24 đến Điều 25): Quy định về kinh phí bảo đảm cho việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam; sử dụng tiền bồi hoàn do Liên hợp quốc chi trả; chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Việc đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua luật tại Kỳ họp thứ chín là có căn cứ
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, với những lý do đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Việc ban hành Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc; đồng thời là cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự, dân sự, an ninh, trật tự trên quy mô và phạm vi rộng lớn, với điều kiện môi trường địa chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đa dạng, khó khăn, phức tạp; góp phần nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy, kỹ năng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV; dự thảo Luật cơ bản thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn việc quy định đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (tại khoản 2 Điều 2); vai trò “thống lĩnh của Chủ tịch nước” trong việc cử lực lượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (tại khoản 1 Điều 4) để bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội nhận thấy, Chính phủ đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung của dự thảo luật; hồ sơ dự án luật được chuẩn bị công phu, chất lượng. Vì vậy, việc đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua luật tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV là có căn cứ.
VŨ DUNG
Nguồn: qdnd.vn
Tờ trình dự án luật,Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,thể chế hóa,cam kết quốc tế
Giới thiệu công tác tuyển sinh quân sự năm 2025 19/06/2025
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết: Chuẩn bị chu đáo Hội nghị sơ kết công tác Đảng, công tác chính trị 6 tháng đầu năm 2025 19/06/2025
"Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" 17/06/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới 16/06/2025
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 16/06/2025
Bộ Quốc phòng tổng kết 5 năm Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội và trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo lần thứ 25 15/06/2025
Đại tướng Phan Văn Giang: Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực không phải là đơn vị hành chính 14/06/2025
Việt Nam-Thụy Điển nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược lĩnh vực khoa học 14/06/2025
Gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và phát động ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam 13/06/2025
Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành 12/06/2025
Phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 22
Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp
Đại hội Đảng bộ Cục Chính sách - Xã hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan
Lan tỏa tình yêu biển đảo, bồi đắp ý thức bảo vệ Tổ quốc qua Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”
Dấu ấn đậm nét của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu Người có công với cách mạng tỉnh Trà Vinh
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc