Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm Thực tiễn và kinh nghiệm

QPTD -Thứ Hai, 29/06/2015, 16:54 (GMT+7)
Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Quân y 120
Hệ thống máy chạy thận nhân tạo của Bệnh viện 120 liên doanh đầu tư với cơ sở y tế ngoài Quân đội được đưa vào sử dụng.
(Ảnh: đơn vị)

Bệnh viện Quân y 120 là bệnh viện tuyến cuối của Quân khu 9, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho thương binh, bệnh binh, các đối tượng chính sách, bảo hiểm y tế, nhân dân trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao. Được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Quân khu cùng sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành Trung ương và địa phương, những năm gần đây, Bệnh viện có bước phát triển khá toàn diện, đáp ứng tốt yêu cầu khám, chữa bệnh cho bộ đội, đối tượng chính sách và nhân dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản là đội ngũ cán bộ, thầy thuốc có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại, Bệnh viện có không ít khó khăn, đó là phục vụ nhiều nhóm đối tượng, dung lượng lớn. Ngoài đối tượng chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu, Bệnh viện còn khám, chữa bệnh và điều trị cho nhân dân, với nhu cầu ngày càng tăng; đồng thời, phải đảm bảo quân y cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhất là đối với các đơn vị đang hoạt động ở khu vực biển, đảo. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Bệnh viện đã thực hiện đồng bộ những biện pháp, trọng tâm là xây dựng đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên “vừa hồng, vừa chuyên”, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho các đối tượng.

Trước hết, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục y đức cho đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên. Qua đó, làm cho mọi người có nhận thức đúng về nhiệm vụ cao quý và ý thức, trách nhiệm của người thầy thuốc Quân đội. Theo đó, Bệnh viện chú trọng giáo dục cho đội ngũ thầy thuốc về truyền thống vẻ vang của ngành Y, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lương y phải như từ mẫu”, 12 điều y đức của Bộ Y tế; đồng thời, tổ chức học tập, quán triệt các quan điểm của Đảng đối với ngành Y tế, các chế độ, quy định của ngành Quân y và của Bệnh viện. Trong quá trình giáo dục, Bệnh viện coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp để phù hợp với thực tiễn và đối tượng. Việc xây dựng, nâng cao y đức còn được Bệnh viện gắn với thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng cùng các hoạt động: “Xây dựng đơn vị Quân y 5 tốt”, “Chiến sĩ Quân y làm theo lời Bác Hồ dạy” và tập trung vào những nội dung cụ thể, thiết thực, như: “Nâng cao y đức, rèn luyện y thuật” với nội dung “3 không”1. Trong công tác chăm sóc bệnh nhân, Bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt “3 tại”2 và phương châm: “Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”, trở thành thói quen hằng ngày của mỗi cán bộ thầy thuốc, nhân viên y tế của Bệnh viện. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Bệnh viện luôn có mặt kịp thời ở những vùng khó khăn, giúp đỡ nhân dân trên địa bàn phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Những năm gần đây, Bệnh viện đã tổ chức nhiều đoàn công tác về vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến để thăm khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt người dân, nhất là các đối tượng chính sách và hộ nghèo, với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Bệnh viện còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ thầy thuốc có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trách nhiệm cao, hết lòng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, được nhân dân tin yêu, mến phục.

Song song với giáo dục, rèn luyện về y đức, Bệnh viện luôn coi trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thầy thuốc. Bệnh viện tập trung đổi mới nội dung, chương trình huấn luyện chuyên môn sát với yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn địa bàn, thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng theo địa chỉ. Với quan điểm phát triển y tế vừa đa khoa vừa phải chuyên sâu, phục vụ theo yêu cầu của người bệnh, Bệnh viện đã cử nhiều y, bác sĩ có năng lực đi học tập, bồi dưỡng tại các trung tâm y khoa lớn, các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội, nhằm “đón đầu” các kỹ thuật mới, từ đó nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị. Qua thực tiễn, trình độ đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện ngày một nâng lên, từ chỗ chỉ phẫu thuật được các ca đơn giản, đến nay đội ngũ bác sĩ hầu hết đã đảm nhiệm được tất cả các ca phẫu thuật phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Ngoài việc khám, chữa bệnh thông thường, Bệnh viện tăng cường điều trị theo phương pháp mới, kỹ thuật cao; trong đó, một số kỹ thuật tiên tiến, như: điều trị đột quy bằng thuốc tiêu sợi huyết; tán sỏi niệu quản ngược dòng; cắt u xơ tiền liệt tuyến; cắt túi mật, buồng trứng bằng nội soi; đóng đinh nội tủy xương chày bằng đinh Sign qua C-arm; phẫu thuật nội soi khớp gối,... được các bệnh viện tuyến trên đánh giá tốt. Để đội ngũ y, bác sĩ nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật đó, Bệnh viện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và xem đây là biện pháp quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc. Hằng năm, Bệnh viện thực hiện từ 10 đến 12 đề tài khoa học cấp cơ sở, tập trung vào giải quyết những đòi hỏi bức thiết của công tác khám, chữa bệnh, nhất là các kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, nhằm nâng cao tính ứng dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, Bệnh viện còn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, giúp họ khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện đại. Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nên đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện không ngừng trưởng thành về mọi mặt, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ đa khoa, chuyên khoa tốt, năng lực thực hành y nghiệp vững vàng. Đến nay, Bệnh viện có trên 50% bác sĩ, dược sĩ có trình độ sau đại học; trong đó, có 08 bác sĩ, dược sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Để xây dựng Bệnh viện vững mạnh toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện thường xuyên gắn xây dựng đội ngũ thầy thuốc với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng đơn vị quân y vững mạnh toàn diện. Theo đó, Bệnh viện coi trọng xây dựng cấp ủy các khoa, phòng, ban vững mạnh; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư chi bộ và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì trong tổ chức khám, chữa bệnh. Đồng thời, duy trì nghiêm chế độ, nguyên tắc sinh hoạt Đảng, phát huy dân chủ, đề cao kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XI), Chỉ thị 317-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc. Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện yêu cầu mỗi tập thể khoa và mỗi cán bộ thầy thuốc, nhân viên y tế phải đặt phục vụ người bệnh lên hàng đầu và lấy đó làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các tổ chức và cá nhân. Do đó, qua phân tích chất lượng đảng viên hằng năm, Bệnh viện đạt trên 95% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, 05 năm liền (2010 - 2014) Đảng bộ Bệnh viện đạt trong sạch, vững mạnh, Đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc. Năm 2014, Bệnh viện được nhận Cờ thưởng luân lưu của Bộ Quốc phòng.

Cùng với tập trung xây dựng tổ chức, Bệnh viện tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính và tăng cường trang bị các phương tiện y tế hiện đại. Hiện nay, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận từ 1.000 đến 1.200 lượt người đến khám, chữa bệnh, dễ tạo ra “nút thắt” quá tải và gây phiền hà, mất thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Vì vậy, Bệnh viện chỉ đạo các cơ quan thực hiện đột phá trong công tác cải cách thủ tục khám, chữa bệnh ngay từ Khoa Khám bệnh. Các hoạt động, như: lấy số thứ tự khám, xét nghiệm, quy trình khám, chữa bệnh, thủ tục ra viện, thanh toán viện phí được đơn giản hóa; hệ thống công nghệ thông tin phòng khám được cập nhật, ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm kết nối mạng giữa Phòng khám - Cận lâm sàng - Viện phí - Dược một cách liên thông, đạt hiệu quả cao. Để tạo thuận lợi cho người bệnh, Bệnh viện bố trí các phòng khám liên hoàn theo hệ thống khép kín, tăng cường bác sĩ cho phòng khám, mở phòng khám theo yêu cầu, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh. Bằng nguồn vốn tự có và trên cấp, Bệnh viện trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật điều trị công nghệ cao, như: máy CT-scanner, máy siêu âm 3 chiều, 4 chiều, máy X-quang cao tần 500, máy xét nghiệm sinh hóa 1800 test/giờ, máy mổ mắt Phacô, máy điện tim 6 kênh ECG-1250K, máy lọc máu ngoài thận, máy đo loãng xương,… thực hiện được hầu hết các xét nghiệm phức tạp, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với những dịch vụ kỹ thuật cao, không phải chuyển lên tuyến trên. Những biện pháp đó giúp đội ngũ thầy thuốc nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và có nhiều thời gian tập trung vào công tác chuyên môn, chăm sóc, phục vụ cho người bệnh. Vì vậy, số bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện hằng năm tăng 15%, tỉ lệ sử dụng giường bệnh trên 300%, tỉ lệ khỏi bệnh đạt trên 92%, số ngày điều trị trung bình rút ngắn còn 8 ngày.

Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên được Bệnh viện xem là một biện pháp quan trọng để đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế an tâm, gắn bó, đoàn kết xây dựng Đơn vị. Từ năm 2009 đến nay, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện đã đề ra chủ trương khám và chữa bệnh cả vào thứ Bảy, Chủ nhật và triển khai một số phòng điều trị theo yêu cầu ở các khoa. Việc làm này không chỉ giải quyết được nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân mà còn giảm được áp lực vào những ngày đầu tuần, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh và tăng nguồn thu cho Đơn vị. Từ nguồn thu đó, Bệnh viện đầu tư mua, sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, thế hệ mới, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác khám và điều trị cho người bệnh; đồng thời, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, nhân đạo, cải tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, Bệnh viện còn đưa vào bữa ăn cho cán bộ, nhân viên 500.000 đồng/người/tháng, thưởng cho cán bộ, công nhân viên nhân các ngày lễ, Tết và tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Bằng những chủ trương, giải pháp đồng bộ trên, Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân trong khu vực. Đây là yếu tố quyết định để Bệnh viện Quân y 120 hoàn thành tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 9 và là điểm đến tin cậy của nhân dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao năng lực y tế quốc phòng, xây dựng “thế trận lòng dân” trong khu vực phòng thủ, xứng đáng với danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Nhà nước trao tặng.

Đại tá, Thầy thuốc Ưu tú PHAN HỒNG PHÚC, Giám đốc Bệnh viện
________________________

1 - 3 không: Bệnh nhân không bị gây phiền hà, sách nhiễu; Không bị chỉ dẫn, gợi ý ra các cơ sở y tế bên ngoài điều trị; Không bị đổi, bớt thuốc, kê đơn thuốc không hợp lý.

2 - 3 tại: 1. Tại phòng khám; 2. Tại khoa; 3. Tại từng giường bệnh.

Ý kiến bạn đọc (1)

giải pháp phát triển y tế cơ sở
23/10/2020 17:33
Nâng cao năng lực ngành Y học cổ truyền -Phục hồi chức năng là giải pháp tối ưu phát triển tuyến y tế cơ sở. Đại tá.Ths Vũ Ngọc Tuấn Viện trưởng viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ Y sinh học Việt Nam -Phát triển tuyến y tế cơ sở sao cho phù hợp với tình hình thực tế ( khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nhân viên, mặt bệnh phổ biến của dân cư trên địa bàn) - Chuyên khoa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại- Phục hồi chức năng là giải pháp đầu tư thông minh, hiệu quả để phát triển năng lực các tổ chức Y tế địa phương, mô hình bác sỹ gia đình.. I/ Những lý do để lựa chọn: 1. Thực tế cho thấy rằng ở các địa phương, tỉ lệ người bị tàn tật, khuyết tật, mắc các bệnh mãn tình về thần kinh cơ, xương, khớp…ngày càng gia tăng, là gánh nặng đối với gia đình, xã hội. chuyên khoa y học cổ truyền -phục hồi chức năng giúp các bệnh nhân hồi phục toàn diện chức năng vận động, giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng tái hội nhập cộng đồng – nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Y tế tuyến cơ sở tuy đã được đầu tư về mặt bằng và tổ chức biên chể nhưng không thu hút được người bệnh vì năng lực khám chữa bệnh còn hạn chế. Đầu tư Trang thiết bị dàn trải không phù hợp với trình độ đội ngũ chuyên môn kỹ thuật…. Người bệnh thường vượt tuyến kể cả khi mắc các bệnh thông thường do vậy Bác sỹ ở cơ sở không phát triển được tay nghề, cuộc sống khó khăn, không chăm lo xây dựng đơn vị. Phát triển Chuyên khoa chẩn trị y học cổ truyền - Phục hồi chức năng trong tuyến Y tế cơ sở sẽ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại địa phương. xây dựng niềm tin trong cộng đồng dân cư – Y tế cơ sở có người bệnh, cán bộ có việc làm, tăng thu nhập, tay nghề nâng cao, thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại cơ sở, thuận lợi cho việc đầu tư pt các kỹ thuật khác. 3. Thực tế đã chứng minh - Thầy thuốc y học Cổ truyền hòa nhập và phát huy năng lực của mình rất tốt khi họ nhận thức đúng tầm quan trọng của sự kết hơp giữa nền y học hiện đại và Y học cổ truyền cả trong chẩn đoán và trong điều trị. đây là điều kiện kiên quyết để phát huy cao nhất năng lực của thấy thuốc Y học cổ truyền. 4. Hoạt động này ở Việt Nam chưa phát triển, do vậy đây là một mảnh đất trống, màu mỡ, có thể đầu tư khai thác nó một cách hiệu quả. 5. Việc đầu tư trang thiết bị cũng như điều kiện để mở một phòng khám không ngặt nghèo như các lĩnh vực y tế khác, Kỹ thuật thực hiện đơn giản, an toàn, phát huy tốt năng lực của lực lượng kỹ thuật hiện có, phát huy hiệu quả Tổ chức y tế cơ sở trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và trắc chắn. 6. Chẩn trị Y học cổ truyền - PHCN là hoạt động rất phù hợp với tuyến y tế cơ sở ( vùng sâu, vùng xa, biên giới biển đảo, các bệnh xá quân dân y kết hợp ..) cả vể trình độ cán bộ kỹ thuât, nhu cầu điều trị ban đầu, khả năng đáp ứng trong đầu tư về tổ chức, nhân sự, cơ sở hạ tầng, Trang thiệt bị… Làm tốt hoạt động này sẽ phát huy cao nhất năng lực của cán bộ y tế cơ sở, thúc đẩy sự phát triển Y tế cộng đồng và y tế dự phòng, giảm tải đáng kể cho các tổ chức y tế tuyến trên, tạo điều kiện để y tế tuyến trên phát triển những công nghệ mới, hiên đại, hiêu quả trong chẩn đoán và điều trị. Nhữn điều nêu trên đủ để thấy rằng việc Phát triển hoạt động điều trị chuyên khoa chẩn trị Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiệt bị Vật lý trị liệu hiện đại ở mọi tổ chức y tế trong và ngoài công lập là nhu cầu cấp bách rất thực tế và khách quan. II/ Giải pháp hữu ích khi đầu tư. 1/ Lựa chọn Trang thiết bị phục vụ cho cơ sở Y tế: - Chủ đầu tư cần phải nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn rằng: Xu hướng hiện nay, Người bệnh đánh giá năng lực của cơ sở điều trị dựa vào các trang thiết bị hiện có chứ chưa phải uy tín của người thầy thuốc, do vậy ứng dụng công nghệ hiện đại (Đầu tư thiết bị vật lý trị liệu) là định hướng quan trọng nhất. - Nhìn chung các thiết bị vật lý trị liệu sản xuất trong nước và ngoài nước đều có các thông số kỹ thuật cơ bản nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép, do vậy Việc sử dụng các thiết bị VLTL trong nước sản suất đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành sẽ là sự lựa chọn thông minh của cá nhân và tổ chức là chủ đầu tư. Lý do + Các thiết bị Vật lý trị liệu nhập ngoại: Được các Thầy thuốc tin dùng vì hiệu quả điều trị và thói quen sử dụng( trước đây chỉ có thiết bị nhập ngoại, chưa có thiết bị sản xuất trong nước ) Tuy nhiên giá thành quá đắt ( khoảng 03 tỷ/phòng khám cơ bản), khó sử dụng, khó sửa chữa, chi phí sửa chữa cao, Phụ thuộc vào các công ty nước ngoài về công tác đảm bảo kỹ thuật, không đáp ứng được tính kịp thời trong sử dụng, do vậy các tổ chức y tế chưa có điều kiện đầu tư cho phòng khám. + Các thiết bi Vật lý trị liệu sản xuất trong nước: Tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với tiêu chuẩn nước ngoài. Với nhiều tính năng vượt trội như: Tích hợp nhiều tác nhân vật lý trên một thiết bị nên hiệu quả điều trị cao; Dễ sử dụng; Giá thành rất thấp( Khoảng 300 triệu/phòng khám); Chủ động trong sửa chữa, bảo hành, bảo trì, đáp ứng được tính kịp thời trong sửa chữa, sử dụng. 2/ Thiết bị VLTL sản xuất trong nước được các tổ chức y tế tin dùng: Với định hướng “Tập chung nghiên cứu chế tạo Trang thiết bị Y tế nhằm đáp ứng đủ yêu cầu cho các cơ sở điều trị Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng”, Viện Điển tử đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm máy vật lý trị liệu( Đã và đang áp dụng rất hiệu quả tại Trung tâm y tế Sóc Sơn/Hà nội) ký hiệu: Doctorhome với bốn model cụ thể như sau: - Máy Vật lý trị liệu đa năng Model: DH14: Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành: Số16/2017/BYT-TB-CT ngày 21/6/2017). - Máy kéo dãn cột sống Model: THN6-15: Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành: Số 63/2015/BYT-TB-CT ngày 02/10/2015 ; - Máy điều trị điện xung, điên phân , nhiêt, siêu âm: Model: DH16: Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành: số 17/2017/BYT-TB-CT ngày 21/6/2017 - Máy điều trị laser Hai bước sóng: Model DH 18 Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành: số 27/2018/BYT-TB-CT ngày 10/7/2018. Hiện tại sản phẩm đang áp dụng hiệu quả tại các cơ sở y tế như: Viện Y học cổ truyền Quân đội; Bệnh viện 108, 103/HVQY, Quân y viện 105; 354/TCHC, 19-8/Bộ Công an, Bệnh viện Y học Hải quân; Quân Y Viện 110/QK1; 109/QK2; 7/QK3, Trung tâm Y tế Hàng không/Cục Hàng không Việt Nam, Viện Y học Hàng không/QC PK-KQ, Trung tâm Nghiên cứu điều trị kỹ thuật cao/Viện Y sinh nhiệt đới, Bệnh viện Trường đại hoc Y, Dược Thái nguyên, Trung tâm y tế/Cục quản trị A/Văn phòng Trung ương Đảng, Bệnh viện YHCT , PHCN Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải phòng, Hà Đông; Bệnh viện đa khoa Hà Đông/Đức Giang/Xanh Pon/Hưng hà/Hưng Yên; PKĐK xuân giang/Sóc sơn, Trung tâm y tế Văn Giang/Hưng Yên, Các phòng khám tư nhân....... - Sản phẩm đã đăng ký Sở hữu trí tuệ về “Nhãn hiệu hàng hóa và Kiểu dáng Công nghiệp” tại Cục SHTT/Bộ KH&CN. Được bình chọn và trao giải:“Top 100 Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” năm 2014. - Sản phẩm được các bác sỹ đánh giácó hiệu quả cao trong điều trị đau, điều trị dự phòng và phục hồi chức năng trên các bệnh thường gặp về thần kinh - cơ - xương - khớp; Hội chứng cột sống, thắt lưng - vai, cổ, cánh tay, thoát vị đĩa đệm; Các chứng đau đầu, mất ngủ; Chống lão hóa, giảm mỡ cơ thể…. 3/ Chi phí cho một phòng khám Chuyên khoa VLTL hoạc YH cổ truyền: - Chỉ cần đầu tư (350 - 600)triệu/một phòng điều trị YHCT , Phục hồi chức năng và Lực lượng kỹ thuật gồm: 01 bs + 04 kỹ thuật viên có trình độ trung cấp về YHCT hoạc điều dưỡng, PHCN) bạn sẽ có đầy đủ thiết bị điều trị: Điện xung, Điên phân, siêu âm, laser, nhiệt hồng ngoại, Ion, máy kéo dãn cột sống đáp ứng điều trị (50-70) bệnh nhân /ngày. + Thu nhập 01 ngày: 50 người x 200.000 = 10.000.000 vnđ ( Mỗi Người bệnh điều trị 01 giờ/01 lần bao gồm các kỹ thuật cần thiết) + Thu nhập 01 Tháng: 26 ngày x 10.000.000 = 260.000.000 vnđ. IV. Kết luận: Với tư duy một người làm công tác kỹ thuật, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Kiểm chuẩn –Đo lường – Chất lượng trang thiết bị Y tế và tham gia nhiều hoạt động về nghiên cứu chế tạo TTBYT – Những đánh giá của bản thân là những đúc kết thực tế và hữu ích trong việc phát triển ngành Y tế Việt Nam. Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý vị. Chúng tôi luân sẵn sàng hợp tác và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đóng góp của các bạn sẽ là những kiến thức để hoạt động của chúng tôi ngày một tốt hơn, góp phần nhỏ bé trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng nói chung và phát triển lĩnh vực Nghiên cứu, chế tạo các trang thiết bị y tế trong nước nói riêng. Quý vị có thể vào trang Website: tsun.vn để tham khảo thêm các nội dung về trang bị cơ sở điều trị mẫu chuyên về YHCT- Phục hồi chức năng của chúng tôi.
Vũ Ngọc Tuấn
Phát huy truyền thống, Hải đoàn 128 thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển kinh tế
Những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Hải đoàn đã quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, sát cánh, đồng hành, phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển.