Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự

QPTD -Thứ Bảy, 18/05/2013, 08:36 (GMT+7)
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII
Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật

Theo Báo QĐND Dự kiến khai mạc vào ngày 20-5 và bế mạc ngày 21-6, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đầu năm nên Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Dự kiến, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 1 Nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 7 dự án luật khác.

Quang cảnh buổi họp báo.

 

Cùng với đó, Quốc hội sẽ nghe, thảo luận, cho ý kiến và thông qua một số nội dung quan trọng, như: Các báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch triển khai kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2013; Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về các báo cáo này; Báo cáo về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII; Báo cáo Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát thi hành Luật thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012. Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014.

Đặc biệt, kỳ họp thứ năm là kỳ họp đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề triển khai Nghị quyết này. Quốc hội sẽ thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trên cơ sở xem xét, thảo luận các vấn đề trên, Quốc hội sẽ thông qua các Nghị quyết: Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011; Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014; Nghị quyết về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào (nếu có); Nghị quyết về giám sát chuyên đề: Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có); Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm (nếu có).

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo công bố chương trình và nội dung kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII (chiều 17-5) về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp cho biết: Đây là lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Cách làm và quy trình làm đã có văn bản hướng dẫn rất rõ. Bản giải trình của các đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi cho các đại biểu Quốc hội theo quy định (trước 20 ngày). Để đánh giá chính xác, ngoài báo cáo giải trình, các đại biểu Quốc hội còn thông qua kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các lĩnh vực, ngành mà người được lấy phiếu tín nhiệm hoạt động; kết quả thực hiện công tác thực tiễn, ý kiến của nhân dân, cử tri về người được lấy phiếu tín nhiệm.

Để góp phần thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới cử tri và nhân dân cả nước về hoạt động của Quốc hội, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 9 ngày truyền hình, phát thanh trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Như vậy, so với các kỳ họp trước, số lượng phiên họp được tổ chức phát thanh-truyền hình trực tiếp tại kỳ họp này tiếp tục tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đối với các phiên thảo luận ở hội trường về các dự án luật quan trọng có phạm vi tác động, ảnh hưởng đến đông đảo nhân dân, như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng được phát thanh – truyền hình trực tiếp.

 

* Đầu đề của Tạp chí QPTD

 

Nguồn: qdnd.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng
Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng. Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư tại Phiên họp.