Thứ Sáu, 13/09/2024, 16:24 (GMT+7)
Những chủ trương công tác lớn Tin tức - Thời sự
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 05-5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tại Hội nghị này, Trung ương thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần này, ngay từ tháng 10 năm 2016, Ban Bí thư đã thành lập các ban chỉ đạo việc nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các đề án, báo cáo về các nội dung nêu trên để báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định. Bộ Chính trị đã dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo, đề án nêu trên để trình Hội nghị lần này.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị, gợi mở, nêu một số vấn đề liên quan đến nội dung các đề án, báo cáo để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong 10 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X "Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là: Kinh tế phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững như mục tiêu, yêu cầu đề ra; chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể chậm đổi mới và phát triển; kinh tế tư nhân phát triển chưa thật nhanh, bền vững và lành mạnh. Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhiệm vụ của Hội nghị lần này là trên cơ sở quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung phân tích, đánh giá tình hình, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; thống nhất chủ trương và những giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá, góp phần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ khóa XII.
Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã bàn nhiều lần, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phát triển doanh nghiệp nhà nước, và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…
Tổng Bí thư nêu vấn đề cần được giải đáp thấu đáo, vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn. Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do: Chưa xác định rõ ràng, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ chính trị - xã hội của doanh nghiệp nhà nước; chưa có chuẩn mực trong hạch toán kinh doanh đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa thông thường với sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích. Việc quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Thể chế quản lý, kiểm tra, giám sát về đầu tư và tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là về bảo lãnh vốn vay, định giá đất đai, tài sản hữu hình, vô hình còn nhiều bất cập. Công tác cán bộ, chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp với cơ chế thị trường; quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa đủ rõ. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp còn bất cập, dễ bị lợi dụng để trục lợi; tham nhũng, tiêu cực…
Tổng Bí thư chỉ rõ: Tại hội nghị lần này, Trung ương cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có tính đột phá trong thời gian tới. Trung ương tập trung thảo luận, tạo sự thống nhất cao về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; xây dựng mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn; phương án đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước; sự cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới…
Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
Qua tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỉ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39 - 40%. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh...
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp; chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể. Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng...
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương thảo luận, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực tế đất nước, Trung ương tập trung làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp lớn cần được quán triệt, triển khai thực hiện để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng đắn và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực hiện bài bản việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình
Trong tháng 3-2017, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 07 ngày để tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tổng Bí thư cho biết: Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được thực hiện bài bản, từng bước hợp lý. Không khí kiểm điểm dân chủ, đoàn kết, thẳng thắn, chân tình. Các đồng chí được góp ý đã tiếp thu nghiêm túc, cầu thị, coi đây như là cơ hội quý để học tập, chia sẻ lẫn nhau. Trong quá trình kiểm điểm, từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã liên hệ đến trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực được phân công, thấy rõ những ưu điểm để phát huy, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để khắc phục.
Qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Năm 2016, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, có một số vấn đề phức tạp mới nảy sinh (như sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung, tình trạng khô hạn gay gắt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long...). Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn vững vàng, đoàn kết, kiên định và sáng tạo, có các quyết sách đúng đắn, kịp thời và phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, hoan nghênh, bạn bè thế giới đánh giá cao. Dù vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng những kết quả mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được trên các lĩnh vực trong năm qua là đáng khích lệ, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trên các lĩnh vực. Đặc biệt, cần chỉ rõ những nguyên nhân, bài học và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Nhấn mạnh những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn và quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10-05-2017
Nguồn: TTXVN
Hội nghị Trung ương,lần thứ năm,khai mạc
Khai mạc Hội nghị trao đổi ý kiến giữa Tạp chí Quốc phòng toàn dân với bạn đọc, cộng tác viên trên địa bàn Quân khu 5 13/09/2024
Khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 13/09/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở tại Yên Bái 12/09/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão lũ tại Hà Giang 12/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng 12/09/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 23 nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 12/09/2024
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin 12/09/2024
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển 12/09/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ tại Tuyên Quang 11/09/2024
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi thư cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 11/09/2024
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại tướng Phan Văn Giang kiểm tra, chúc mừng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 12
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì Hội nghị giao ban Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tháng 8/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Bộ trưởng Phan Văn Giang làm việc với Bộ Tổng Tham mưu về một số nội dung quy hoạch
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm Quốc khánh
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực, uy tín, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính