Những chủ trương công tác lớn Chuyên luận chỉ đạo

QPTD -Thứ Sáu, 17/02/2012, 16:39 (GMT+7)
Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2012

Nhiệm v công tác tài chính quân đội năm 2012 rt nng n. Để hoàn thành thng li nhim v được giao, ngành Tài chính Quân đội tiếp tc phát huy ni lc, trin khai thc hin toàn din các mặt công tác; trong đó, chú trng to lp, huy động các ngun lc tài chính để tăng kh năng cân đối ngân sách, nâng cao hiu qu qun lý, s dng tài chính, tài sn và đẩy mnh thc hành tiết kim, phòng chng tht thoát, tham nhũng, lãng phí trong mi hot động ca Ngành.

alt
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng BQP kiểm tra  Dự án khu Kinh tế - Quốc phòng thuộc Binh đoàn 16. (nguồn: qdnd.vn)

Năm 2011, ngành Tài chính Quân đội đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) và tình hình kinh tế - xã hội đất nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, kịp thời tham mưu cho Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị xây dựng nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tài chính (CTTC), ngân sách quốc phòng; đồng thời, chủ động thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài chính, góp phần đảm bảo cho toàn quân hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Kết quả nổi bật là, công tác điều hành ngân sách được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc thù nhiệm vụ QS,QP; chất lượng lập và phân bổ dự toán ngân sách tiếp tục có bước chuyển biến tích cực; việc tạo lập, huy động các nguồn lực tài chính đưa vào cân đối bảo đảm được coi trọng và đạt hiệu quả thiết thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách Nhà nước giao, Ngành đã sắp xếp, cân đối toàn diện, bảo đảm kịp thời ngân sách cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất và các nội dung chi mới trong năm; ưu tiên bảo đảm tốt cho các chương trình, dự án lớn, nhiệm vụ trọng tâm theo định hướng của Bộ. Công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng được đẩy mạnh; hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và hiệu quả sử dụng ngân sách được nâng lên một bước. Cùng với đó, Ngành đã tích cực nghiên cứu, tham mưu bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính quân đội cùng nhiều chế độ, chính sách, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; kịp thời chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp về tài chính, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-BQP của Bộ Quốc phòng, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ CTTC năm 2011 còn có một số hạn chế. Phân cấp ngân sách đến cấp trực tiếp chi tiêu ở một số ngành, đơn vị đạt tỷ lệ chưa cao; việc kiểm soát chi, quản lý giá có đơn vị thực hiện còn thiếu chặt chẽ. Công tác quản lý, sử dụng nguồn thu ở một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản một số dự án, công trình còn dàn trải; hiệu quả sử dụng tiền vốn của một số doanh nghiệp còn thấp. Một số nội dung chi triển khai chưa tích cực, giải ngân chậm, số chuyển ngân sách sang năm sau chưa giảm…

 Năm 2012, nhiệm vụ CTTC, ngân sách quốc phòng rất nặng nề; nhu cầu ngân sách cho nhiệm vụ QS,QP và xây dựng quân đội tăng mạnh, yêu cầu cao; nhiều nhiệm vụ mới phát sinh, nhiều trọng tâm cần tập trung đảm bảo về tài chính. Trong khi đó, tình hình kinh tế, tài chính đất nước còn nhiều khó khăn; Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế chi tiêu, đầu tư công; ngân sách quốc phòng tăng không nhiều so với năm 2011; tình hình lạm phát và giá các mặt hàng thiết yếu vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp… Trước bối cảnh đó, ngành Tài chính Quân đội cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về lãnh đạo nhiệm vụ QS,QP và Chỉ thị của Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ CTTC năm 2012, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ CTTC. Trong đó, chú trọng tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Chủ động điều hành, triển khai thực hiện nghiêm dự toán ngân sách, đáp ứng kịp thời tài chính cho các nhiệm vụ. Trên cơ sở nắm vững chỉ tiêu ngân sách được giao cùng các trọng tâm đảm bảo, cơ quan tài chính các đơn vị khẩn trương cân đối toàn diện các nhiệm vụ, kịp thời phân bổ dự toán ngân sách đến đơn vị cơ sở theo đúng nguyên tắc, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên; tăng cường phân cấp cho cấp trực tiếp chi tiêu, thực hiện tiền tệ hoá nội dung chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quân số được giao, hạn chế việc mua sắm hiện vật tập trung cấp phát cho đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Trong phân bổ ngân sách cần chú ý dự phòng biến động giá, thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ mới phát sinh. Các ngành, đơn vị phải quán triệt và xác định rõ dự toán ngân sách được giao là chỉ tiêu pháp lệnh, trong năm cơ bản sẽ không bổ sung ngân sách. Từ đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp đối với CTTC; chấp hành nghiêm dự toán ngân sách được duyệt; tích cực cân đối, điều chỉnh cơ cấu chi một cách hợp lý, đáp ứng toàn diện cho nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất. Cục Tài chính tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, điều hành ngân sách năm 2012 theo hướng chủ động, linh hoạt, chặt chẽ; tập trung ưu tiên bố trí đủ ngân sách cho các nhiệm vụ trọng tâm, như: bảo vệ biển đảo, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, giữ ổn định đời sống của bộ đội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng doanh trại, phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật mới… Cùng với đó, tích cực đôn đốc các đơn vị đẩy mạnh giải ngân, thanh toán, quyết toán, chủ động cân đối, điều chỉnh tiến độ chi tiêu, triển khai sớm kế hoạch mua sắm, đặt hàng sản xuất, nhằm hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố giá cả thị trường và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ.

2. Tích cực tạo lập, khai thác các nguồn lực tài chính để tăng khả năng cân đối ngân sách. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của CTTC trong thời gian tới, là giải pháp quan trọng, trực tiếp góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng ngân sách có hạn và nhu cầu chi lớn, nhằm đảm bảo về tài chính tốt hơn cho nhiệm vụ QS,QP. Theo đó, cơ quan tài chính các cấp tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất cơ chế tạo lập, huy động các nguồn tài chính theo đúng pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng; căn cứ vào dự toán, tích cực đôn đốc thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, sử dụng đúng quy định. Các cơ quan, đơn vị cần phát huy tiềm năng, lợi thế, chú trọng khai thác tối đa các nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, hỗ trợ của các bộ, ngành nhà nước, doanh nghiệp ngoài Quân đội chi cho công tác QS,QP và tăng cường nguồn thu từ nội bộ, nhất là nguồn thu từ khai thác sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, từ tăng gia sản xuất, dịch vụ, huy động vật tư, hàng hóa tồn kho… để đưa vào cân đối bảo đảm. Các đơn vị sự nghiệp có thu tiếp tục thực hiện tốt các quy định về chế độ thu tài chính, tích cực tận dụng năng lực dôi dư, tổ chức tốt việc làm kinh tế gắn với nhiệm vụ chuyên môn, gia tăng số thu cho đơn vị và ngân sách. Các doanh nghiệp quân đội cần đẩy mạnh tái cấu trúc, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát huy ưu thế ngành nghề mũi nhọn, tăng thu vững chắc, ổn định, kịp thời nộp về Bộ theo quy định để cân đối chung cho các nhiệm vụ. Toàn quân phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu dự toán được giao.

3. Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Các đơn vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế số 499/QC-QUTW, ngày 23-11-2011 của Quân uỷ Trung ương về lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với CTTC và Quy chế công khai tài chính. Trên cơ sở đó, nêu cao vai trò của cấp uỷ, người chỉ huy trong điều hành hoạt động CTTC, từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách, phân bổ chỉ tiêu, điều hành chi tiêu, sử dụng và quản lý các nguồn tài chính, tài sản của đơn vị. Cơ quan tài chính các cấp tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho đơn vị cơ sở, kết hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện chi tiêu; tiếp tục sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản. Trong đó, đặc biệt chú trọng quản lý chặt chẽ nguồn thu, hoạt động có thu ở đơn vị; tăng cường các biện pháp quản lý tài chính doanh nghiệp; tăng cường kiểm soát chi, quản lý giá, thực hiện nghiêm việc lập, trình thẩm định và quyết định phương án chi tiêu, duyệt giá thanh toán sản phẩm quốc phòng; tích cực đôn đốc đơn vị đẩy nhanh tiến độ chi, kết hợp với quản lý chi, giám đốc tài chính chặt chẽ trước, trong, sau chi tiêu, khắc phục triệt để tình trạng chi sai nội dung, chi vượt định mức được thông báo, sớm quyết toán dứt điểm các công trình đã hoàn thành, không để tồn đọng. Bên cạnh đó, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính; chú trọng thực hiện tốt nền nếp chế độ tự kiểm tra, thanh tra ở các ngành, đơn vị; phát huy vai trò của tập thể quân nhân trong tham gia giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa từ xa các biểu hiện sai phạm, duy trì nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Toàn Ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu của Nghị quyết 11/NQ-CP, Chỉ thị số 10/CT-BQP, triển khai sâu rộng Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực; đồng thời, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị triệt để thực hành tiết kiệm tài chính, vật tư, tài sản,... trong mọi khâu công tác, mọi lĩnh vực hoạt động, kiên quyết không để xảy ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực, sử dụng sai nội dung, chế độ, chính sách quy định.

4. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách quốc phòng và xây dựng Ngành vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các cơ quan chức năng của Cục Tài chính chủ động bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhất là sự phát triển về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, tài chính và các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Ngân sách nhà nước, cùng các thông tư, hướng dẫn có liên quan, tích cực tham mưu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, đảm bảo tài chính, ngân sách quốc phòng, phù hợp với đặc thù của Quân đội. Đặc biệt, cần tập trung điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy định về quản lý, sử dụng tài chính trong hoạt động làm kinh tế, quản lý tài chính doanh nghiệp, tài sản công, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các nguồn thu...; coi trọng xây dựng các chế độ, chính sách mới đảm bảo ổn định đời sống bộ đội theo tiến trình cải cách tiền lương của Nhà nước; xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, sử dụng kinh phí, tài sản phù hợp với sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.

Cùng với đó, tiếp tục tập trung xây dựng ngành Tài chính Quân đội vững mạnh toàn diện, tạo bước đột phá về thực hiện nền nếp chính quy trong hoạt động CTTC. Toàn Ngành đẩy mạnh kiện toàn tổ chức, biên chế, phù hợp với quy hoạch tổ chức lực lượng mới của Bộ Quốc phòng; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng công tác. Cơ quan tài chính các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, tích cực đổi mới, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt”, tạo động lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ CTTC, góp phần cùng toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QP năm 2012.

Trung tướng PHM QUANG PHIU

Cc trưởng Cc Tài chính, B Quc phòng

 

Ý kiến bạn đọc (0)

Quân đội tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới
Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành một trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp - nền tảng vững chắc để thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước